Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí |
Chiều 22/5, phát biểu tại thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao các ý kiến góp ý, ghi nhận, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua; đồng thời thông tin thêm về một số vấn đề đại biểu quan tâm.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi được xây dựng với tinh thần phân cấp, phân quyền rõ ràng, theo đó giao Chính phủ xây dựng các đề án cụ thể, thẩm định công phu để triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội sau khi được thông qua.
Trong đó, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi dự kiến triển khai trong 5 năm, quá trình triển khai rất công phu và có nhiều thách thức.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. |
Bộ trưởng cũng trả lời băn khoăn của đại biểu về việc sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số, trong khi đó các trường tư thục đã khẳng định được uy tín, chất lượng nên sẽ không có tình trạng học sinh đổ dồn vào trường công.
"Đối với các trường ngoài công lập ở khu vực Thủ đô, các trường cũng chịu khó đầu tư, có uy tín. Có nhiều trường trong quá trình tuyển sinh hàng năm hồ sơ xếp hàng cũng hơi nhiều", Bộ trưởng Sơn cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định, ngành giáo dục Thủ đô từ năm 2024 trở lại đây đã làm một việc rất quan trọng là tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, "không có xếp hàng đổ cửa" như trước. Đây cũng là tiến bộ của giáo dục Thủ đô.
Về việc miễn, hỗ trợ học phí đối với các trường thuộc khối giáo dục đặc biệt, trường chuyên, trường trong các đơn vị giáo dục, Bộ trưởng cho biết, trong Luật Giáo dục đã quy định cụ thể về các trường chuyên biệt, trường năng khiếu, bởi đây là những trường bồi dưỡng nhân tài, chuẩn bị nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Học sinh học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên, học phổ thông trong các trường cao đẳng, các học sinh cũng thuộc đối tượng miễn học phí được nêu trong dự thảo Nghị quyết.
Về mức hỗ trợ đối với học sinh ở các trường ngoài công lập, HĐND các tỉnh, thành phố sẽ xác định mức hỗ trợ bao nhiêu đối với trường công, thì cũng hỗ trợ mức tương tự đối với học sinh tại trường ngoài công lập.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp đối với trường công lập, đối với học sinh ở trường ngoài công lập, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho người học.
Đối với ý kiến của đại biểu hạn chế thu các loại phí khác ngoài học phí, hạn chế dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo quy định chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong trường, gồm: Học sinh học lực yếu, học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, học sinh bồi dưỡng năng khiếu, nhưng về nguyên tắc đây là trách nhiệm của nhà trường và không thu phí.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5
