Không mở khoa, lớp báo chí, xuất bản ở trường đại học tư thục, dân lập
Chi tiết 6 phương thức tuyển sinh của Đại học Ngoại thương Đại học Điện lực khen thưởng sinh viên tiêu biểu, xuất sắc |
Ảnh minh họa |
Theo đó, Bộ GD&ĐT không cho phép các trường đại học tư thục, dân lập mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản.
Tại điểm 3 về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với công tác báo chí xuất bản, trong chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/1/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản", có nêu: "Đào tạo bồi đưỡng báo chí chủ yếu là trong nước, dưới sự thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục". Bộ GD&ĐT đề nghị các trường thực hiện đúng nội dung nêu trên.
Những năm gần đây, báo chí được coi là ngành “hot”, thu hút sự quan tâm rất lớn của thí sinh. Hằng năm, tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, các câu hỏi về ngành báo chí và trường đào tạo ngành này luôn chiếm số lượng lớn. Đây là lý do khiến nhiều trường muốn mở ngành này, trong đó có các trường tư thục, nhằm đáp ứng nhu cầu của thí sinh.
Tuy nhiên, báo chí là ngành học đặc thù, không phải trường nào muốn là có thể mở ngành đào tạo. Thực tế đến nay chỉ có các trường đại học công lập đào tạo ngành báo chí.
Hiện cả nước có 9 trường đại học, học viện đào tạo ngành báo chí, tất cả đều là trường công lập, gồm: Học viện Báo chí và tuyên truyền; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM); Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế); Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội; Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên); Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng); Trường Đại học Vinh.