Tag
Đề xuất bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Không thể lấy khái niệm ngày xưa để giải thích thời hiện đại

Giáo dục 27/11/2021 12:11
aa
TTTĐ - Mới đây, đề xuất không nên sử dụng rộng rãi các quan điểm, khái niệm “trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Trần Ngọc Thêm đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin trích ý kiến của một số chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
Covid-19 đã thay đổi khái niệm các đám cưới truyền thống Những lá thư qua khe cửa và khái niệm trường học hạnh phúc Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khái niệm người có tài năng trong hoạt động công vụ

Bỏ khái niệm “Trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bài viết “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” tại Hội thảo giáo dục 2021 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua của GS Trần Ngọc Thêm có nêu ý kiến, để có xã hội phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động.

Theo GS. Trần Ngọc Thêm, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì không thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục
Theo GS Trần Ngọc Thêm, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục

Chúng ta cần loại trừ tính thụ động ở người dưới (học trò, con cái) và tính áp đặt ở người trên (thầy cô, cha mẹ); Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như “con ngoan trò giỏi”, ngoan theo nghĩa dễ bảo, vâng lời, giỏi theo nghĩa thuộc bài…

Trong điều tra về triết lý giáo dục của ông cùng nhóm nghiên cứu trong năm 2020, "bệnh" thụ động chiếm vị trí thứ 4, thói cào bằng đố kỵ ở vị trí thứ 6, thói dựa dẫm ỷ lại đứng vị trí số 8 trong các tật xấu của người Việt.

Theo GS Thêm: “Để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình; Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì không thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục. Loại bỏ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, chống việc nhồi nhét kiến thức, chống việc học thuộc lòng, thay đổi quan niệm về cách biên soạn sách giáo khoa, cách ra đề thi kèm theo đáp áp, chấm dứt cách học bài theo mẫu.

GS. Trần Ngọc Thêm
GS Trần Ngọc Thêm

Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.

Tính thụ động của người Việt hội tụ đậm đặc trong giáo dục qua khái niệm “trồng người”. Cách nói này cứ đến 20/11 lại được vang lên rất nhiều lần. Chúng tôi đề xuất không nghĩ và nói “trồng người””, GS Trần Ngọc Thêm nói.

GS Thêm cũng cho rằng, để đổi mới giáo dục thì chìa khóa là triết lý giáo dục. Trọng tâm trong triết lý giáo dục là sứ mệnh và mục tiêu. Sứ mệnh của xã hội Việt Nam hiện nay là xây dựng một xã hội phát triển và mục tiêu cuối cùng là cần có con người sáng tạo. Vì vậy, triết lý giáo dục là phải thay đổi từ hướng đến xã hội ổn định sang hướng đến xã hội phát triển.

Đừng chỉ hiểu chữ “lễ” theo cách ngày xưa

Nói về vấn đề này, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, sau khi đọc toàn bộ bài tham luận của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, bản thân ông ủng hộ quan điểm của GS Thêm khi cho rằng, bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng con người hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của đất nước bằng tri thức, cần giáo dục con người chủ động, sáng tạo, có tư duy phản biện và là con người phát triển.

“Nói đến “Tiên học lễ, hậu học văn”, GS Trần Ngọc Thêm có nói chúng ta sẽ đào tạo ra những con người chỉ biết nghe lời, chỉ biết là công cụ thể thực hành. Tôi bổ sung thêm rằng, việc đưa ra một triết lý giáo dục mới là hoàn toàn đúng, con người phải khẳng định được cái cá nhân của mình mới có thể tự do, dân chủ.

PGS.TS Lê Quý Đức
PGS.TS Lê Quý Đức

Quan điểm của thầy Trần Ngọc Thêm đúng nhưng tôi không đồng tình ở chỗ đừng khuôn chữ “lễ” vào phạm vi rất hẹp, đừng chỉ hiểu chữ “lễ” theo cách hiểu ngày xưa. Khi đọc bài viết, tôi hiểu rằng ông đang phê phán chữ “lễ” theo cách hiểu xưa, trò phải nghe lời thầy, thầy giáo áp đặt cho học trò, thầy thể hiện quyền lực với học trò.

Trong kinh tế thị trường hôm nay, cũng có những giáo viên còn lợi dụng quyền uy mà bản thân nghĩ là mình có - sinh ra từ chính chữ “lễ” của xã hội phong kiến để cho rằng thầy có quyền áp đặt trò, thậm chí có những trường hợp lợi dụng quyền đó để kiếm tiền và kiếm cả tình. Nếu hiểu chữ “lễ” là khuôn mẫu áp đặt, là thầy nói trò phải nghe… áp dụng những tiêu chí, tiêu chuẩn của xã hội phong kiến, cổ truyền vào xã hội mới ngày nay không còn phù hợp.

Cái lỗi không phải ở chữ “lễ” mà là do người ta đang hiểu sai chữ “lễ” và áp đặt với nó. Họ vẫn sử dụng cái vỏ ngôn ngữ ấy, cho nó một ý nghĩa cũ và sử dụng ý nghĩa cũ để áp đặt trong xã hội mới. Tôi cho rằng, cần diễn giải lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” bằng triết lý giáo dục mới”.

“Tiên học lễ, hậu học văn” chưa bao giờ lạc hậu

Nói về những quan điểm nêu trên của GS Trần Ngọc Thêm, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến:

“Không biết anh Thêm khi bác bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ở nhà trường thì dựa theo quan điểm nào. Tuy nhiên, theo ý tôi thì câu ấy không bao giờ lạc hậu cả. Ở đây người ta muốn nhấn mạnh là dạy chữ và dạy người. Xưa nay nguyên lý dạy chữ, dạy người không chỉ ở nước ta, mà thế giới đều hướng tới, dạy chữ để dạy người.

GS.TS Đinh Quang Báo
GS.TS Đinh Quang Báo

Hai cái đó là dứt khoát phải có và không thể tách chữ ra để hiểu, còn “tiên” với “hậu”, trong lý thuyết hiện đại, khi dạy chữ là nó ra được người, cho nên trong phát triển phẩm chất, năng lực thì “tiên học lễ” thực chất là học phẩm chất. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Ở các nước, người ta không tách phẩm chất và năng lực nhưng xưa nay vẫn nói đức và tài. Vì thế đức là nói đến phẩm chất, tài là nói tới cái năng lực của con người, đó là thói quen để gọi hai thành phần quan trọng. Tuy nhiên, đứng về mặt giáo dục và đào tạo, khi mình dạy chữ, từ dạy chữ sẽ giáo dục học sinh đạo đức, phẩm chất.

Nếu là giải thích chữ “lễ” (giống thời Nho giáo xưa) thì phải bác bỏ nhưng ngày nay người ta không giải thích “lễ” như thế nữa. “Lễ” hiện nay là đạo đức, ứng xử, trong xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có 5 phẩm chất, 3 cặp năng lực, những cái đó cấu tạo thành “lễ”, mà “lễ” ngày nay không chỉ ứng xử giữa con người với con người, mà còn là ứng xử với tự nhiên, với môi trường nữa…

Người thầy giáo tốt là người dạy chân lý, người thầy giáo giỏi là người dạy học sinh tìm ra chân lý… Tôi không thấy câu “Tiên học lễ, hậu học văn” lạc hậu một chút nào nhưng mọi người lại cố tình giải thích theo quan niệm từ xa xưa thì không được. Trụ cột của phổ thông hiện nay là dạy để làm người.

Tôi không phê phán anh Thêm nhưng nếu khái niệm của anh giải thích như thế thì không đúng. Vấn đề ở đây là lấy quan điểm về khái niệm của ngày xưa để giải thích thời hiện đại thì không phải cách tư duy đúng”.

Đọc thêm

Giảng viên Hoàng Thị Thùy Dương: Tâm nghề đáng quý, tay nghề xuất sắc Giáo dục

Giảng viên Hoàng Thị Thùy Dương: Tâm nghề đáng quý, tay nghề xuất sắc

TTTĐ - Ở bộ môn Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn của trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội có một giảng viên phong thái gần gũi, luôn nhận được những tình cảm, sự trân quý của sinh viên và đồng nghiệp. Đó là giảng viên Hoàng Thị Thùy Dương - cô giáo với tâm nghề đáng quý, tay nghề xuất sắc.
Rèn kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho những nhà giáo tương lai Giáo dục

Rèn kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho những nhà giáo tương lai

TTTĐ - Ngày 19/11, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp trường năm 2024.
Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo Ba Đình tiêu biểu năm 2024 Giáo dục

Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo Ba Đình tiêu biểu năm 2024

TTTĐ - Ngày 19/11, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Trường THCS Tây Sơn – hành trình 70 mùa xuân vươn mình tỏa sáng Giáo dục

Trường THCS Tây Sơn – hành trình 70 mùa xuân vươn mình tỏa sáng

TTTĐ - Song hành với ngành Giáo dục Thủ đô suốt 70 năm qua, các thế hệ thầy và trò trường THCS Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi gian khó để khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
Ngọn lửa nhiệt huyết giữa mái trường Tiểu học Linh Đàm Giáo dục

Ngọn lửa nhiệt huyết giữa mái trường Tiểu học Linh Đàm

TTTĐ - Đó là những lời khen ngợi của mọi người khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Khánh Ly, giáo viên, Bí thư Chi đoàn Trường Tiểu học Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), một trong những cá nhân đạt danh hiệu “người tốt việc tốt” cấp thành phố năm 2024
Tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh” năm 2024 Nhịp sống phương Nam

Tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh” năm 2024

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), tối 18/11, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tuyên dương những “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh” năm 2024.
Khẳng định vị thế lá cờ đầu ngành Giáo dục Thủ đô Giáo dục

Khẳng định vị thế lá cờ đầu ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Ngày 18/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.
Nâng cao chất lượng giáo dục, giúp thế hệ trẻ hội nhập toàn cầu Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục, giúp thế hệ trẻ hội nhập toàn cầu

TTTĐ - Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển, để lại dấu ấn đậm nét trong ngành giáo dục Việt Nam. Qua từng giai đoạn, nhà trường không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại và chuẩn mực quốc tế.
Đồng hành, lan tỏa hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Giáo dục

Đồng hành, lan tỏa hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

TTTĐ - Chiều 18/11, đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đến chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
SCG chung tay xây dựng thế hệ xanh bền vững Giáo dục

SCG chung tay xây dựng thế hệ xanh bền vững

TTTĐ - Tập đoàn SCG, cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí Minh (SAC), vừa tổ chức thành công lễ trao học bổng SCG Sharing the Dream, chính thức khép lại năm thứ 17 của chương trình này.
Xem thêm