Tag

Không xử lý đơn tố cáo nặc danh

Thời sự 29/05/2017 10:01
aa
TTTĐ.VN – Một số thành viên Ủy ban Pháp luật nhất trí về nguyên tắc là không xử lý đơn tố cáo nặc danh, nhưng Luật cần quy định rõ trường hợp đơn có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức việc xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.

Không xử lý đơn tố cáo nặc danh

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay 29/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình Luật tố cáo (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật tố cáo (sửa đổi) .

Không xử lý đơn tố cáo nặc danh

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) tiếp tục kế thừa quy định của Luật tố cáo về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với 2 nhóm hành vi vi phạm pháp luật: tố cáo hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo; khen thưởng và xử lý hành vi vi phạm.

Về các nội dung còn ý kiến, theo Tổng thanh tra Chính phủ, có ý kiến cho rằng: Quy định của Đảng và Luật tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ, họ tên địa người tố cáo. Trong những năm qua các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Trong đó có đến 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai. Vì vậy, nếu Luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó, dự thảo Luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.

Báo cáo Thẩm tra Luật tố cáo (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Quốc Định trình bày cho biết: đa số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật là không quy định về giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh (đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ người tố cáo). Bởi vì, tố cáo là quyền của công dân, để thực hiện quyền thì công dân phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự thật. Nếu quy định tiếp nhận và giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí của nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật...


Một số thành viên Ủy ban Pháp luật nhất trí về nguyên tắc là không xử lý đơn tố cáo nặc danh, nhưng Luật cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo nặc danh nhưng có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng (như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức việc xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật. Quy định như vậy là phù hợp với điều kiện hiện nay khi mà cơ chế bảo vệ người tố cáo chưa có hiệu quả, vì nhiều lý do mà người tố cáo không dám hoặc không muốn đứng tên, thậm chí có trường hợp còn mạo danh người khác. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp này cũng cần có quy định cụ thể, đặc thù, coi đây là việc phản ánh, tiếp nhận thông tin để bảo vệ pháp luật, không thuộc quy trình xử lý tố cáo.



Không xử lý đơn tố cáo nặc danh
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Quốc Định


Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá cao việc bổ sung vào dự thảo Luật các quy định về bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, hiện các quy định này vẫn còn chung chung, chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; chưa làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; chưa đánh giá tác động của quy định này về phương thức, biện pháp bảo vệ, về nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ người tố cáo.


Về quy định rút tố cáo, đa số ý kiến tán thành việc bổ sung quy định “rút tố cáo”, bởi vì tố cáo là quyền của công dân, do đó, người tố cáo nhận thấy việc tố cáo không có căn cứ hoặc họ không muốn tiếp tục thực hiện quyền tố cáo thì việc chấp thuận cho họ rút đơn là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cần bổ sung quy định tuy người tố cáo đã rút đơn, nhưng trong quá trình xem xét, giải quyết nếu thấy việc tố cáo là có căn cứ thì cơ quan, người có thẩm quyền vẫn có trách nhiệm kiểm tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Việc rút tố cáo chỉ chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người tố cáo nếu là tố cáo đúng nhưng không chấm dứt trách nhiệm bảo vệ pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo; ngược lại, nếu người tố cáo cố tình tố cáo sai sự thật thì tuy có rút đơn vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật vì hành vi tố cáo sai sự thật.

Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… Bởi hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã thiết lập đường dây nóng, hộp thư bạn đọc… để tiếp nhận thông tin phản ánh, tố cáo, qua đó đã thanh tra, kiểm tra và kịp thời phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Việc bổ sung các hình thức tố cáo này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật.


Tin liên quan

Đọc thêm

Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn Tin tức

Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn

TTTĐ - Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trình bày Tờ trình xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ TP với hai nội dung: Chủ đề và Phương châm Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP và Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP.
Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng" Tin tức

Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng"

TTTĐ - Việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW từ TP đến cơ sở trong thời gian qua đã góp phần phát huy vai trò người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Một số vụ việc phức tạp đã được xử lý kịp thời, không để hình thành điểm "nóng" về an ninh trật tự tại cơ sở.
Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên Tin tức

Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên

TTTĐ - Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Việc kiểm tra giám sát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ Tin tức

Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ

TTTĐ - Thành uỷ Hà Nội đã đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề ra nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đột phá, thiết thực, tập trung vào 3 trọng tâm: Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch; bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài…
Lựa chọn chủ đề, phương châm Đại hội tối ưu, đầy đủ nhất Tin tức

Lựa chọn chủ đề, phương châm Đại hội tối ưu, đầy đủ nhất

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP 4 phương án về chủ đề và 4 phương án về phương châm Đại hội 18 để lựa chọn ra được 1 phương án về chủ đề và phương châm Đại hội nổi bật, tối ưu, đầy đủ nhất, đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Ban Chấp hành Đảng bộ TP họp bàn 6 nội dung quan trọng Tin tức

Ban Chấp hành Đảng bộ TP họp bàn 6 nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng.
Chiều nay, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự Tin tức

Chiều nay, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

TTTĐ - Ngày 1/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước Tin tức

Tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước

TTTĐ - Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người con ưu tú của Đảng và Nhân dân. Trước lúc hy sinh, đồng chí Trần Phú vẫn nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".
Thiêng liêng lễ thượng cờ "Thống nhất non sông" Tin tức

Thiêng liêng lễ thượng cờ "Thống nhất non sông"

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).
Rạng rỡ Việt Nam! Tin tức

Rạng rỡ Việt Nam!

TTTĐ - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trân quý giá trị của độc lập, thống nhất, hòa bình, gần nửa thế kỷ qua, mỗi thế hệ người dân Việt Nam đã nỗ lực hiện thực ước mơ kiến quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, làm rạng rỡ Việt Nam như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm