Tag

“Khu rừng của những chiếc nón", thông điệp nhân văn về bình đẳng giới

Nhịp sống trẻ 13/11/2024 10:17
aa
TTTĐ - Chiếc nón bạn muốn đội là gì? Những chiếc nón đầu bếp, nấu những món ăn ngon nhất quả đất, chiếc nón lá, làm việc trên cánh đồng lúa hay chiếc nón cảnh sát, bảo vệ người dân lương thiện… Dù là chiếc nón nào nó đều chứa đựng một phần trái tim người đội.
Hoa hậu Hoàn vũ Dominica rất muốn được đội chiếc nón lá Việt Nam

Quan trọng hơn, bạn hãy tự quyết định chiếc nón muốn đội trên đầu. Đó là thông điệp cô gái trẻ Võ Lê Yến Trân muốn gửi đến các bạn gái, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số thông qua câu chuyện “Khu rừng của những chiếc nón”.

“Khu rừng của những chiếc nón
Lễ tổng kết cuộc thi sản xuất sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo cao hạnh phúc”

Tự tin lựa chọn

Tác phẩm này đã đoạt giải Nhì cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - “Rẻo cao hạnh phúc” do Trung ương Đoàn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Yến Trân hiện đang là sinh viên trường Đại học Drexel (bang Pennsylvania, Hoà Kỳ). Cô gái trẻ cho biết: “Mình ấp ủ viết một quyển sách về cuộc đời của mẹ từ trước khi mẹ qua đời. Do dự mãi đến giờ được 2 năm rồi mới hoàn thiện. Một quyển sách dành cho mẹ, dành cho mình và cho tất cả các bạn nữ trên đời”.

“Khu rừng của những chiếc nón
Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ

Trong câu chuyện, Trân đã vào vai người mẹ của mình với tên gọi Thanh Dung để chia sẻ về chính cuộc đời của mẹ, một người phụ nữ bình thường: “Tôi không phải một diễn viên, một ca sĩ, một nhà chính trị gia, một phi hành gia mà ai cũng biết. Tôi lại càng không phải một người có thể dẫn dắt trái đất xinh đẹp này. Tôi là một cô gái, một người phụ nữ và một người mẹ”.

Thanh Dung từng nếm trải thất bại ở tuổi 18 khi trượt kỳ thi đại học, phải đối diện với định kiến “Con gái con lứa học cao làm gì, mai sau chỉ cần lấy chồng là xong”. Tuy nhiên, cô gái đã mạnh mẽ vượt qua, tự quyết định chiếc nón bản thân muốn đội, tiếp tục học tập để vào ngôi trường mơ ước.

Mỗi chiếc nón có hình dạng, màu sắc khác nhau. Đó là chiếc nón của người đầu bếp, người nông dân hay công an, bác sĩ… Tuy nhiên, nguyên liệu chung để tạo nên chúng chính là: Vẻ đẹp, kiến thức và sự kiên cường. “Bất kỳ loại nón nào, bất kể to hay nhỏ, trang trọng hay đơn thuần chúng đều chứa một phần của trái tim và một mảnh của ký ức”. Điều quan trọng bạn có đủ mạnh mẽ để quyết định chiếc nón bạn muốn đội". Đó là thông điệp Yến Trân muốn gửi gắm đến cộng đồng.

“Khu rừng của những chiếc nón
Câu chuyện “Khu rừng của những chiếc nón” của Yến Trân mang đến nhiều thông điệp nhân văn

Lời dặn của mẹ trở thanh nguồn động lực cho Yến Trân vươn lên. Hiện ngoài học tập, theo đuổi ước mơ, cô gái trẻ còn có nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội. Năm 2024, Yến Trân đã hoàn thành dự án “Phòng tin học Thanh Dung” dành tặng trẻ em dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn. Cô gái trẻ mong muốn đây sẽ là điểm khởi đầu cho các em ở vùng cao được học cách sử dụng máy tính, tiếp cận tri thức và hiện thực hóa ước mơ.

Mang đến cơ hội phát triển

Cùng với “Khu rừng của những chiếc nón”, cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - “Rẻo cao hạnh phúc” nhận được hơn 1,6 triệu tác phẩm dự thi khác.

Các vị đại biểu
Các vị đại biểu trao phần thưởng cho tác giả đoạt giải Nhất

Theo Bí thư Trung ương Ngô Văn Cương, cuộc thi là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hơn 1,6 triệu tác phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức đều được đầu tư công phu, kỹ lưỡng với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo như: infographic, poster, tranh cổ động… Các tác phẩm đã tuyên truyền, lan tỏa thông điệp tích cực về cuộc sống bình đẳng, an toàn, hạnh phúc, không có bạo lực và phân biệt nam nữ; nói không với tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới... qua đó góp phần kêu gọi xóa bỏ hủ tục, định kiến, xây dựng cộng đồng văn minh, gia đình hạnh phúc.

“Khu rừng của những chiếc nón
Bạn trẻ tham quan triển lãm các tác phẩm

"Sau cuộc thi, các tác phẩm xuất sắc sẽ được chia sẻ rộng rãi trên báo chí của Đoàn, trang tin điện tử, mạng xã hội. Đây sẽ là những sản phẩm truyền thông rất có giá trị để tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là trong đoàn viên, thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương chia sẻ

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương mong muốn, mỗi bạn đoàn viên, thanh niên, với sức trẻ cùng sự nhiệt huyết, sáng tạo, sẽ là những tuyên truyền viên tích cực, tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần các tập tục có hại trong đời sống. Các bạn trẻ sẽ lan tỏa thông điệp tích cực về cuộc sống bình đẳng, an toàn, hạnh phúc, không có bạo lực và phân biệt nam, nữ, nói không với tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, xây dựng cộng đồng văn minh, gia đình hạnh phúc, xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.

Ngày 13/11, Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết cuộc thi sản xuất sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo cao hạnh phúc”.

Tại chương trình, Ban Tổ chức trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích và 1 giải bình chọn. Trong đó, giải Nhất thuộc về tác giả Nguyễn Thị Thảo, Trưởng Ban Hành chính - Trị sự, Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển, Hà Nội với tác phẩm tác phẩm “Bình đẳng giới - Phép nhiệm màu cho đại ngàn yêu thương”.

2 giải Nhì: thuộc về tác giả Võ Lê Yến Trân, sinh viên trường Đại học Drexel, bang Pennsylvania, Hoà Kỳ, với tác phẩm “Khu rừng của những chiếc nón” và Nguyễn Ngọc Linh Phương, giáo viên trường THCS Lê Quang Định - Biên Hoà, Đồng Nai với tác phẩm “Bình đẳng giới”.

Đọc thêm

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân Camera 360 trẻ

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.
Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu

TTTĐ - Chị Phùng Thu Trang, Tổng phụ trách Đội trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến với nghề giáo đúng nghĩa là chữ duyên. Bằng tình yêu nghề, chị tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực tạo môi trường cho học trò rèn luyện.
sức trẻ thủ đô thúc đẩy công nghiệp  văn hóa và khởi nghiệp sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

sức trẻ thủ đô thúc đẩy công nghiệp văn hóa và khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Tuổi trẻ có những gì? Nhiệt huyết, tri thức, sức lực thanh niên và còn cả đam mê sáng tạo, tinh thần sẵn sàng dấn thân, cống hiến. Những người trẻ Thủ đô đã và đang biến các lợi thế của thanh xuân trở thành động lực để xây dựng văn hóa, và khởi nghiệp. Khi họ được liên kết với nhau trở thành mạng lưới, dưới sự hỗ trợ, dẫn dắt của Cung Thanh niên Hà Nội, họ trở thành đợt sóng lớn sẵn sàng vượt qua nhiều thử thách để vươn tới thành công không giới hạn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn

TTTĐ - Ngày 9/11, tại huyện Gia Lâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp Ban An toàn giao thông TP Hà Nội tổ chức Chương trình truyền thông “Phụ nữ Thủ đô thượng tôn pháp luật - Xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng Camera 360 trẻ

Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng

TTTĐ - Speak up 2024 là cuộc thi tài năng tiếng Anh cho học sinh từ 8 - 16 tuổi do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục ILA tổ chức.
Những “kỹ sư tâm hồn” mang tên Tổng phụ trách Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “kỹ sư tâm hồn” mang tên Tổng phụ trách

TTTĐ - Được ví như những “kỹ sư tâm hồn”, Tổng phụ trách Đội có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng, góp phần vun đắp những thế hệ con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Với sứ mệnh ấy, họ không ngừng sáng tạo, làm việc bằng nhiệt huyết và trái tim.
Những "đại sứ" lan toả văn hoá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những "đại sứ" lan toả văn hoá

TTTĐ - Trong Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III - năm 2024, đông đảo bạn trẻ Việt Nam và quốc tế đã tham gia nhiều hoạt động đa sắc màu văn hoá các nước.
Trải nghiệm đa sắc văn hoá qua các hoạt động giao lưu hữu nghị Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trải nghiệm đa sắc văn hoá qua các hoạt động giao lưu hữu nghị

TTTĐ - Hơn 3.000 thanh niên Việt Nam và quốc tế đã hội tụ tại Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III, tạo nên không gian giao lưu văn hóa độc đáo và lan tỏa thông điệp “Vì một thế giới hòa bình”.
Xem thêm