Tag

Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”

Doanh nghiệp 18/09/2021 14:58
aa
TTTĐ - Doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi, giờ lại lo thêm gánh nặng vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Đề xuất Chính phủ chiến lược “phòng chống dịch theo điểm” để sản xuất, kinh doanh Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp 140.000 tỷ đồng vượt khó Covid-19 Chính phủ: Cắt giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong gần hai tháng thực hiện “3 tại chỗ”, doanh nghiệp thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi, khai thác, chế biến đến xuất khẩu.

Theo tính toán của sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản..) và quy mô công suất chế biến, mỗi doanh nghiệp trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3 tại chỗ” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất.

Mặc dù đang lao đao vì Covid-19, song các doanh nghiệp thủy sản lại đối mặt thêm mối lo nữa là quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến.

Theo dự thảo này, các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất hàng tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10-30 triệu đồng/tháng... vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”
Các doanh nghiệp thủy sản đang gặp muôn vàn khó khăn

Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường đang được Bộ Tài Nguyên Môi trường lấy ý kiến, thì các cơ sở chế biến thủy sản bị ngành chế biến thủy sản bị xếp vào mức III của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” của phụ lục 5 “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” có lưu lượng xả nước thải ra môi trường chỉ từ 200m3/ngày trở lên thì phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Như vậy, quy định này đã giảm từ mức 1.000m3/ngày (theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) xuống 200m3/ngày (thời gian tới). VASEP cho rằng, yêu cầu này khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao, hơn nữa không có nhà máy chế biến thủy sản nào có thể thực hiện được.

Mặt khác, đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỷ đồng, thêm chi phí vận hành từ 40-50 triệu đồng/kỳ quan trắc, nhưng cái đáng nói hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác.

Hiện nay, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thì các nhà máy chế biến thủy sản có dung lượng xả thải 500m3/ngày phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”
Doanh nghiệp thủy sản cho rằng họ bị đối xử chưa công bằng

Tuy nhiên, theo thống kê, cho tới nay, tại nhiều địa phương, chỉ có một doanh nghiệp chế biến thủy sản lắp đặt được hệ thống này. Sắp tới, dự thảo nghị định giảm tiếp xuống ngưỡng 200m3/ngày

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định về ngưỡng xả thải trung bình và lớn (làm căn cứ để yêu cầu lắp thiết bị quan trắc tự động và quy định tần suất quan trắc nước thải định kỳ) của ngành tài nguyên môi trường không rõ dựa trên cơ sở khoa học nào, và có nhiều điểm bất hợp lý.

Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra ngưỡng lưu lượng xả thải từ 15.000m3/ngày trở lên thì “tần suất quan trắc nước thải định kỳ” là một tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn (thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày), nên nếu áp dụng theo quy định trên thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc một tháng/ lần.

"Điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều trong khi quy định hiện hành chỉ là ba tháng/lần. Đây lại là một điểm đáng lo ngại nữa với các doanh nghiệp có vùng nuôi", VASEP nhận định.

Theo VASEP, hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang bị xếp vào mức 3 của “loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cho rằng điều đó là không công bằng bởi thực tế so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kẹo, sữa, dệt nhuộm... thì nước thải của ngành thủy sản ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn.

Mặt khác, theo xếp loại của dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì ngành nuôi trồng (vốn phải sử dụng lượng nước lớn để nuôi) lại nằm trong “danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao”.

Theo đó, dự án khai thác khoảng sản, tài nguyên nước; dự án có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với công suất từ 3.000m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, tài nguyên nước từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và “danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” quy định “dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50ha đến dưới 100ha” được xếp vào nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Như vậy, VASEP cho rằng quy định này đang đi ngược lại với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, khuyến khích nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ dẫn tới, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép cấp Bộ Tài Nguyên Môi trường vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp thủy sản cho rằng, dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác thì phù hợp hơn.

Đọc thêm

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - Theo kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, ROX Key đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững Doanh nghiệp

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 15/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận - Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh.
Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm Doanh nghiệp

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

TTTĐ - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của thành phố trong hành trình vươn tầm.
Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt Doanh nghiệp

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hóa chất Khí đốt Công nghiệp vì kê khai sai lệch hồ sơ doanh nghiệp.
Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền Kinh tế

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền

TTTĐ - Các hạng mục công trình tại dự án khối chung cư B2 - khu chung cư nhà ở xã hội - KCN Hòa Khánh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Bách Việt không thanh toán chi phí thi công, cung cấp vật tư… khiến loạt đơn vị thi công kêu cứu.
ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh Doanh nghiệp

ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 15/4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa được vinh danh là ngân hàng duy nhất góp mặt trong "Top 50 Doanh nghiệp tiêu biểu” có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP.HCM, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giải thưởng là minh chứng cho hành trình không ngừng kiến tạo giá trị, đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững của ACB, đồng hành cùng sự phát triển của thành phố và đất nước.
Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ Doanh nghiệp

Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ

TTTĐ - Mới đây Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang.
EVNNPC đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội Doanh nghiệp

EVNNPC đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa cho biết, đơn vị đã đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025 và các giải pháp 9 tháng cuối năm 2025
Co-opBank - 30 năm Vững bước vươn xa Doanh nghiệp

Co-opBank - 30 năm Vững bước vươn xa

TTTĐ - Co-opBank tiền thân là QTDND Trung ương (1995 - 2025) với hành trình 30 năm xây dựng và phát triển đã ghi dấu những phấn đấu không ngừng vì vai trò, sứ mệnh được Đảng, Nhà nước giao phó, vì hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và vì những giá trị hợp tác bền vững.
Xem thêm