Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm nay
![]() |
Nền kinh tế thế giới được dự báo ảm đạm do đại dịch (Ảnh: Bloomberg)
Bài liên quan
Nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh
Thiếu hụt nhân tài toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
Cách làm việc kiểu mới trong thời dịch bệnh do virus Corona
Kinh tế nhiều nước bị ảnh hưởng mạnh do dịch bệnh viêm phổi
Các tỷ phú trên thế giới sở hữu nhiều tài sản hơn 4,6 tỷ người
Đại dịch đã lây nhiễm cho khoảng bảy triệu người trên thế giới khiến các quốc gia phải ra lệnh hạn chế đi lại và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, khiến mọi thứ bị đảo lộn.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới - thước đo tăng trưởng kinh tế lớn nhất sẽ giảm nghiêm trọng 5,2 % vào năm 2020, bất chấp việc Chính phủ nhiều quốc gia thực hiện hỗ trợ chính sách tài chính và tiền tệ chưa từng có. Hàng nghìn tỷ USD đã được triển khai để giúp các công ty duy trì hoạt động kinh doanh.
Nếu dự báo đó là đúng, đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II với phần lớn các nền kinh tế đang phải trải qua sự sụt giảm sản lượng bình quân trên đầu người kể từ năm 1870.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ giảm 6,1% trong năm nay, trước khi hồi phục vào năm 2021.
Báo cáo của WB cũng dự báo hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính bị gián đoạn nghiêm trọng. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến sẽ giảm 2,5% trong năm nay. Đây là sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng ít nhất 60 năm qua. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm 3,6% và điều này sẽ khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một trong số ít không rơi vào suy thoái. Sự kiến, GDP quốc gia này sẽ tăng 1% trong năm nay so với mức 6,1% vào năm 2019.
Cũng theo WB, nếu dịch bệnh được khống chế trong năm nay thì kinh tế thế giới sẽ dần hồi phục trong năm 2021, với mức tăng 4,2%. Trong đó, các nền kinh tế phát triển sẽ đạt mốc tăng 3,9%, những thị trường mới nổi và quốc gia đang phát triển sẽ tăng 4,6%. Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo, triển vọng trên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do đại dịch khả năng sẽ kéo dài trong thời gian tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Hội nghị thượng đỉnh P4G đạt 5 kết quả đồng thuận

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong chuyển đổi xanh

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc
