Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011
![]() |
GDP 2018 của Việt Nam tăng 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011.
Bài liên quan
Việt Nam cần cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn
Chấn chỉnh việc thống kê, đánh giá về bạo lực gia đình
Novaland hợp tác chiến lược cùng Minor Hotels và nhà thiết kế sân golf Greg Norman
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018 với kết quả hết sức tích cực, đặc biệt là chỉ số tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016.
Tính chung GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.
![]() |
GDP 2018 của Việt Nam tăng 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011. |
Theo cơ quan thống kê, quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là: 15,34%; 33,40%; 41,26%; 10,0%).
Một tín hiệu tích cực đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Theo đó, năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao.
Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

SCG được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp FDI phát triển bền vững tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024–2025

NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Becamex IDC: 5 năm vững vàng Top 1 bất động sản công nghiệp

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 10 nghìn tỷ đồng vào cuối 2025

Agribank cùng đoàn công tác ngành Ngân hàng thăm hỏi quân dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

Cam kết giải ngân phải có cơ sở

Khúc tráng ca mừng 50 năm thống nhất đất nước diễn ra tối 28/4

Đảng bộ CIC: Phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
