Tag

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 04/02/2022 10:10
aa
TTTĐ - Người ta thường đón Tết bằng tiếng cười, sự hân hoan nhưng ở một nơi đặc biệt, Tết chỉ thực sự hạnh phúc khi có những tiếng khóc cất lên. Đó là tiếng khóc chào đời của những sinh linh bé bỏng...
MC Quỳnh Hoa chia sẻ từng lén khóc khi đồng đội tình nguyện nhiễm COVID-19 MC Quyền Linh khóc nghẹn khi dẫn chương trình âm nhạc vì cộng đồng Đáp án chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: "Kẻ cười, người khóc"

Mùa xuân đến, người người, nhà nhà đón chờ cảm giác của sự đoàn viên, nhưng ở đâu đó, vẫn có những con người bận rộn, với họ Tết cũng chẳng khác mấy ngày thường - họ là những bác sĩ sản khoa.

Công việc cứ lặp đi lặp lặp hàng ngày như một vòng tuần hoàn khép kín, vẫn là những kíp trực, những ca mổ thay thế nhau. Cận Tết, họ thậm chí phải làm việc căng thẳng, áp lực hơn. Áp lực từ chính công việc luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ và còn áp lực từ sự trách nhiệm trách nhiệm của một người bác sĩ, một người mẹ, người cha trong gia đình luôn song hành.

Những công việc nặng nề ập đến trong một thời gian ngắn khiến Tết đối với họ trở nên bận rộn và nhiều lắng lo. Tuy nhiên, đối với những bác sĩ trong phòng sinh, đón Tết thực sự là đón chào sự sống mới bằng cả tấm lòng yêu thương...

Tiếng khóc là niềm vui trọn vẹn

Trong những giây phút chuyển mình của đất trời, sự ra đời của một sinh linh bé bỏng mang thật nhiều ý nghĩa. Mặc dù không được quây quần bên gia đình, nhưng những bác sĩ sản khoa, hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn vui với những niềm vui bình dị khi được trở thành nhịp cầu hạnh phúc, nối dài niềm vui của tình cảm gia đình, tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng.

Trong suốt những năm tháng làm nghề, có những bác sĩ, hộ sinh không biết mình đã đón bao nhiêu đêm giao thừa ở bệnh viện, cũng chẳng thể nhớ rằng mình đã trở thành bà đỡ cho bao nhiêu đứa trẻ, chỉ biết rằng, sau nhiều năm làm nghề, cảm xúc hân hoan khi được tận tay đón những sinh linh bé bỏng đến với cuộc đời mới vẫn vẹn nguyên như giây phút ban đầu.

Chia sẻ những ký ức đặc biệt mình từng trải qua, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc hiện đang là Trưởng Khoa Sản nhiễm khuẩn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Hơn 20 năm rồi, tôi không đếm được bao nhiêu lần đã đón giao thừa ở bệnh viện. Niềm vui trong công việc của tôi chỉ đơn giản là đón những thiên thần ra đời khỏe mạnh”.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân

Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc

Nhớ kỷ niệm đầu tiên trực giao thừa tại bệnh viện, cũng như bao người trong ca trực bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc có một cảm giác đặc biệt: “Buổi trực đầu tiên vào dịp Tết, cái cảm giác xa nhà nó khó tả lắm! Nhưng tôi nghĩ đến trách nhiệm của một người làm trong ngành Y tế, cũng giống như các chiến sĩ đang trực chiến ngoài biên cương, mỗi người một nhiệm vụ. Niềm vui của mỗi gia đình chính cũng là niềm vui của những người bác sĩ mỗi khi đón một mầm non của đất nước ra đời…”.

Những ca trực giữa thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường đáng nhớ, không chỉ bởi niềm vui mà đôi khi còn có cả sự lo lắng. Những cuộc chiến để nối dài những nhịp cầu của sự sống, để chào đón một sinh linh bé nhỏ, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đó cũng là lúc thử thách lòng quyết tâm, sự yêu nghề và trách nhiệm của những người mặc áo blouse trắng.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Bác sĩ Nguyễn Quảng Bắc - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tết về phòng sinh...

10 năm làm nghề, cảm giác vẫn vẹn nguyên, mỗi năm trực giao thừa đều mang lại cho ThS, Bác sĩ Chu Bích Hà - Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương lại mang một niềm riêng khó nói thành lời, bác sĩ Hà chia sẻ: “Mình bắt đầu trực Tết tại bệnh viện từ khi còn là sinh viên. Hồi ấy thì cảm xúc còn hồ hởi, hồi hộp và nhiệt huyết lắm, vì mình còn trẻ. Nhưng khi đi bắt đầu đi làm, và đặc biệt là mình có gia đình riêng, trực giao thừa trở nên thật khác biệt”.

Bác sĩ Hà kể thêm, lúc buồn nhất của ngày trực giao thừa không phải là khoảnh khắc 12 giờ đêm mà đó là lúc 18 - 19h. “Buổi chiều còn vui vui, nhìn ngoài đường mọi người đi mua sắm thì mình thấy vẫn bình thường. Đến đúng 18 - 19h khi người ta đang ăn cơm tất niên, quây quần cùng gia đình thì mình lại đi lang thang ở sân viện, mọi thứ vắng vẻ và đột nhiên muốn về nhà…

Trong căn phòng nhỏ của các bác sĩ sản khoa, ngoài màu trắng quen thuộc của bệnh viện, vài cánh đào nho nhỏ, cũng đủ để báo hiệu không khí của mùa xuân. Đêm giao thừa ở bệnh viện, bỏ đằng sau những áp lực công việc, những bác sĩ sản khoa, hộ sinh, y tá vẫn tận hưởng giây phút giao hòa của đất trời khi mùa xuân sang.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân là niềm vui của người bác sĩ trẻ

Những bác sĩ sản khoa có thể không được đón một cái Tết trọn vẹn bên người thân và gia đình khi quỹ thời gian ngắn ngủi trong dịp nghỉ Tết phải san sẻ cho những ca mổ, kíp trực. Bên cạnh vai trò là một người bác sĩ, họ còn là người con, người vợ, người mẹ với biết bao lo lắng từ cuộc sống. Thế nhưng, Tết họ không ở nhà, mà ở bên những gia đình khác...

“Giao thừa không có gia đình, chúng tôi có những người đồng nghiệp, có những bữa ăn tất niên với anh em, cũng có đào, quất. Mọi người cùng cười nói, cùng nhau nhìn lại chặng đường một năm đã trải qua và đặc biệt là cùng nhau chào đón em bé sinh ra trong khoảnh khắc đầu tiên của năm mới, cùng ngắm pháo hoa nếu không có ca sinh. Lãnh đạo đến động viên anh em trong dịp đầu năm mới. Đến khoảnh khắc đó, ai cũng nhớ nhà, nhưng nỗi nhớ nhà đó sẽ trở thành niềm vui” - bác sĩ Hà tâm sự.

Ký ức giao thừa: Tiếng khóc của những thiên thần mùa xuân
Bác sĩ Chu Bích Hà - “bà đỡ” của những thiên thần mùa xuân

Có lẽ, dù mạnh mẽ đến đâu, giỏi giang đến nhường nào thì cũng thật khó để tránh những giây phút chạnh lòng, những cảm giác chông chênh. Nhưng vì trách nhiệm, lòng yêu nghề, họ đã vượt qua tất cả, để trở thành những “bà đỡ mùa xuân”, mang niềm vui, sự yêu thương về với mọi nhà...

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm