Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước
![]() |
Đại biểu tham dự chương trình tiến hành nghi thức chào cờ. |
UV BCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng dự chương trình.
Các bạn trẻ đón Nhà giáo ưu tú tiến sĩ khoa học Nguyễn Thanh Sơn, PCT thường trực Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội; nhà thơ Đỗ Trắc Lộc, Trưởng phòng giáo dục văn hóa ca nhạc truyền thống; Đại tá, NSUT Minh Quang, Phó Trưởng Đoàn nghệ thuật Quân khu 2 và các văn nghệ sĩ về dự.
Anh hùng kể chuyện vẽ lên dáng hình đất nước
![]() |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, UV BCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại chương trình. |
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, UV BCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội nhấn mạnh, đây là chương trình vô cùng ý nghĩa và xúc động. Đặc biệt khi chương trình được tổ chức tại trường THPT Chuyên Chu Văn An, nơi có bề dày truyền thống lịch sử, từng chứng kiến giai đoạn hào hùng của Thủ đô, mang giá trị văn hoá lịch sử tốt đẹp.
![]() |
Nhà thơ Đỗ Trắc Lộc, Trưởng phòng giáo dục văn hóa ca nhạc truyền thống chia sẻ cảm xúc khi tham dự chương trình. |
Nhà thơ Đỗ Trắc Lộc, Trưởng phòng giáo dục văn hóa ca nhạc truyền thống cũng bày tỏ sự xúc động khi có mặt trong chương trình ý nghĩa: “Trong không khí đất nước hòa chung niềm vui chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi rất vui khi nhìn thấy những gương mặt rạng rỡ của các bạn học sinh. Tôi hy vọng, các em học sinh sẽ bày tỏ tình cảm sâu sắc hơn nữa về những năm tháng đấu tranh gian khổ mà Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua. Những năm tháng mà thế hệ chúng tôi ngồi dưới mái trường như các em sẵn sàng lên đường ra mặt trận, cùng Nhân dân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
![]() |
Thành đoàn Hà Nội, Quận đoàn Tây Hồ cùng Ban Giám hiệu trường THPT Chuyên Chu Văn An tặng hoa tới khách mời tham dự chương trình |
Là dũng sĩ diệt Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, bà Nguyễn Thị Bích Liên vẫn nhớ như in ký ức đau thương của cuộc chiến. Đặc biệt, khi nhìn thấy học sinh nhà trường tập luyện bài hát “Những cô gái mở đường” khiến bà Liên không kìm được mà xúc động bật khóc. Những cô gái 18, 20 sống và chiến đấu trên tuyến đường ác liệt bậc nhất ngày ấy - Trường Sơn.
![]() |
Dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Thị Bích Liên bật khóc khi nhắc về những người đồng đội xưa. |
Bà Bích Liên kể, bom đạn Đế quốc Mỹ đánh ngày đêm, quyết cắt đứt huyết mạch tổ quốc. Cả tổ khi ấy quyết bám trụ tại các con đường, vào ban ngày, sau đợt ném của địch, quân ta lại tiếp tục mở đường, vá đường cho xe chạy vào miền Nam. Ban đêm những cô gái mở đường đứng trên thành xe giúp lái xe yên tâm không có bom nổ chậm, chuyến xe chạy nhanh, kịp đưa hàng vào miền Nam đánh Mỹ.
![]() |
Học sinh trường THPT Chuyên Chu Văn An hào hứng trước các tiết mục giao lưu văn nghệ tại chương trình. |
“Ngày ấy, cuộc sống rất gian khổ, có đơn vị nấu cháo cho anh em ăn, vào rừng hái lá để nấu cơm. Dù trong thời điểm như vậy chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần, vượt lên giành chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi chỉ mong các em cố gắng phấn đấu trở thành thanh niên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần học tập, nối tiếp truyền thống thế hệ đi trước”, dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Thị Bích Liên bày tỏ.
Khúc ca chiến thắng trên bầu trời Thủ đô
Trong những năm tháng chiến đấu, năm 1972, Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc trở thành chiến trường ác liệt. Tuy nhiên, đó cũng là nơi quân và dân ta giành được chiến thắng vang dội, được cả thế hệ gọi là “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. Cựu chiến binh, thương binh Đoàn Trần Tạc nhớ lại Bác Hồ đã nhận định “trước sau Hà Nội sẽ phải đón những đợt máy bay của đế quốc đánh vào Hà Nội và chắc chắn đánh một cách kinh khủng”.
![]() |
Cựu chiến binh Đoàn Trần Tạc kể lại 12 ngày đêm chiến đấu oanh liệt, hạ gục “pháo đài bay” đế quốc Mỹ của quân và dân ta. |
Trận chiến đấu có sự tham gia của dân quân, du kích, phụ nữ, đàn ông, người già trẻ nhỏ. Học sinh cấp ba khi ấy góp sức nhỏ của mình bằng hình thức mang nước cho bộ đội ở trận địa. Theo lời kể của cựu chiến binh Đoàn Trần Tạc, tại trận địa tên lửa của tiểu đoàn 65 bên Gia Lâm, quân ta thành công khiến một chiếc B52 hạ xuống cháy rụi, con giặc Mỹ điên cuồng khi B52 hạ xuống nhưng chúng vẫn coi thường vì nghĩ nó là loại máy bay bất khả xâm phạm. Dù chiến thắng vang dội những ngày trước đó, nhưng tại số nhà 22, 24 trên phố Khâm Thiên, một lớp mẫu giáo và các ông bà cho các cháu xuống hầm đã hy sinh không còn ai. Tại Thái Nguyên, Đại đội thanh niên xung phong có 61 người hy sinh 60 người còn 1 người là ông Đoàn Trần Tạc may mắn sống sót.
Ngày 26/12/1972, có những đợt tiến công của đế quốc Mỹ 120 chiếc B52 đồng loạt đánh phá Hà Nội. Nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng và sự căm thù trong những lần chiến đấu trước, quân dân ta chuyển nỗi đau thành ý chí quyết tâm hạ gục Mỹ trên bầu trời Hà Nội.
![]() |
![]() |
Khách mời tại chương trình mang đến những bài hát về cuộc kháng chiến chống Mỹ. |
Tiếp nối dòng cảm xúc thiêng liêng, những nghệ sĩ là chiến sĩ trên chiến trường năm xưa đã mang đến ca khúc tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Qua bài hát, học sinh trường THPT Chuyên Chu Văn An được thắp lên ngọn lửa phấn đấu, biết ơn và tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của ông cha.
![]() |
Khách mời và giáo viên trường THPT Chuyên Chu Văn An chụp ảnh kỷ niệm. |
Tin liên quan
Đọc thêm

Làng quất Tứ Liên, xôi Phú Thượng… sinh động dưới góc nhìn AI

Chuyên gia “mách nước” cho thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Tháng Ba, xây nhà, dựng sân chơi tặng thanh thiếu nhi

Bảo Thanh cùng các bạn trẻ cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn

An toàn giao thông, vui đón tết Ất Tỵ
