Lo ngại bệnh đái tháo đường xuất hiện ở trẻ em
PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát biểu Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Bài liên quan
Hơn 1.000 người dân Thủ đô tham gia tầm soát đái tháo đường và tư vấn sức khỏe miễn phí
Cứu sống bệnh nhân đái tháo đường dị ứng với các loại insulin đặc trị
Lười vận động khiến bệnh đái tháo đường gia tăng với người trẻ
Người Việt ăn mặn dẫn đến gia tăng các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường
Tại Lễ Mít tinh, PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhấn mạnh, cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề kéo theo gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn.
Do vậy, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng Lễ mít tinh Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11/2018) là dịp để tất cả mọi người cùng hưởng ứng, cùng xây dựng ý thức xã hội, nhận rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, điều trị kịp thời và hiệu quả của căn bệnh này.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương, bệnh nhân đái tháo đường phải chịu gánh nặng kinh tế lớn gồm chi phí trực tiếp; chi phí gián tiếp và chi phí vô hình. Cả 3 loại chi phí này đều ảnh hưởng lớn tới bệnh nhân và gia đình. Vì thế để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế, mà là của cả xã hội.
Tư vấn, thăm khám cho người dân tầm soát đái tháo đường tại lễ mít tinh |
Cùng với lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa, số người mắc đái tháo đường typ 2 (bệnh liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý và “ lười” vận động) đang tăng nhanh.
Ông Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết, trước đây, đối tượng mắc đái tháo đường rơi vào độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Thế nhưng, hiện nay, đái tháo đường bắt đầu gia tăng ở trẻ em mắc bệnh béo phì, rối loạn chuyển hoá.
Chính vì vậy, chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm nay là “Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường” với mục đích nâng cao nhận thức về tác động của bệnh đái tháo đường đối với gia đình. Mặt khác, thúc đẩy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa bệnh đái tháo đường, trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc tầm soát sớm bệnh, giải thiểu nguy cơ biến chứng, từ đó hạ tỷ lệ tử vong cũng như chi phí điều trị đối với người bệnh.
Để phòng chống bệnh, PGS.TS Trần Ngọc Lương khuyến cáo người dân tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm bằng chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn.
Cũng tại Lễ mít tinh, TS. Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực mà Việt Nam đã làm trong công tác phòng và điều trị bệnh đái tháo đường đồng thời cũng sẽ luôn đồng hành để giúp Việt Nam quản lý tốt hơn bệnh không lây nhiễm.
Cũng nhân dịp này, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức chương trình “Xét nghiệm, kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí cho cộng đồng” cho tất cả Quý người dân tới tham dự Lễ mít tinh.