Tag

Loạt mỏ khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế dính vi phạm

Xã hội 05/09/2024 23:00
aa
TTTĐ - Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại các mỏ đá trên địa bàn.
Quảng Nam: Nhiều tồn tại, vướng mắc trong hoạt động khoáng sản Đảm bảo cấp phép, hoạt động khai thác khoáng sản đúng quy định Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cần thực sự trí tuệ, chất lượng
Nhiều mỏ đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế các quy định của pháp luật về khoáng sản (Ảnh minh họa)
Nhiều mỏ đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản (Ảnh minh họa)

Ngày 5/9, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chánh Thanh tra Sở vừa ban hành các kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Được biết, đây là đoàn thanh tra thực hiện theo kế hoạch năm 2024 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt tại quyết định số 2993/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 về việc ban hành kế hoạch thanh tra kiểm tra năm 2024.

Cụ thể, đoàn thanh tra đã nêu rõ tại mỏ đá khu vực Nam Khe Ly, xã Hương Thọ của Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên - Huế, địa chỉ tại đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, TP Huế.

Công ty này khai thác vượt quá 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Bên cạnh đó, công ty cũng thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; chậm nộp tiền ký quỹ bảo vệ môi trường 19 ngày với số tiền là 58.537.933 đồng cho kỳ ký quỹ năm 2024.

Đồng thời, tại khu vực khai thác còn để xảy ra sạt lở; sử dụng 215.853 m3 đất tầng phủ để làm đường vào mỏ, san lấp 2 bãi chứa vật liệu và mở rộng trạm nghiền sàn trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 nhưng chưa thống kê chi tiết.

Đặc biệt việc phê duyệt trữ lượng mỏ và tính tiền cấp quyền khai thác cũng chưa đúng trữ lượng địa chất của mỏ theo báo cáo kết quả thăm dò năm 2011.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn (Ảnh CTV)
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn (Ảnh CTV)

Đối với mỏ đá Khe Phèn, xã Hương Thọ, TP Huế thuộc Công ty TNHH COXANO Hương Thọ, theo kết luận thanh tra trong giai đoạn từ 2011 đến năm 2019, công ty đã sử dụng 262.251m3 đất tầng phủ để xây dựng hạ tầng mỏ, tràm nghiền sàn và đổ thải sử dụng cải tạo phục hồi môi trường sau này nhưng chưa được công ty thống kê chi tiết.

Về trữ lượng được phép khai thác, có sự chênh lệch về trữ lượng được phép khai thác tính theo công suất khai thác hằng năm và thời gian khai thác tại các giấy phép khai thác khoáng sản so với trữ lượng khai thác theo thiết kế mỏ.

Tại mỏ đá ở thôn Hải Cát, xã Hương Thọ của Công ty TNHH Việt Nhật, kết luận thanh tra chỉ ra việc công ty này khai thác vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu) nhỏ hơn 0,5m (theo bản đồ hiện trạng do Công ty Tư vấn xây dựng và khoáng sản DICO đo ngày 22/4/2024); chưa thực hiện thống kê, kiểm kê khối lượng 174.719m3 đất bóc phủ đổ thải, tận dụng làm mặt bằng ngoài khu vực mỏ.

Đối với mỏ đá Thừa Lưu, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc của Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Lộc Điền, địa chỉ tại thôn Bát Sơn, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, trong quá trình khai thác chưa thực hiện được việc cải tạo được chiều cao tầng, độ dốc sườn tầng tại khu vực gần mốc M4.

Do đó, đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Lộc Điền, trong quá trình khai thác nổ mìn lưu ý tác động rung chấn, ảnh hưởng đến bể chứa nước của nhà máy nước sạch Chân Mây gần khu vực đỉnh mỏ.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp khoa học đánh giá mức độ an toàn (thực hiện cắt tầng hay giữ nguyên hiện trạng) của khu vực có độ dốc, chênh cao lớn để đảm bảo cơ sở đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác sau này.

Với những vi phạm tồn tại trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu các doanh nghiệp trên thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra.

Đọc thêm

Người phụ nữ nghị lực không khuất phục số phận Xã hội

Người phụ nữ nghị lực không khuất phục số phận

TTTĐ - Như một đóa hoa hướng dương luôn vươn mình về phía mặt trời, Nguyễn Thị Cẩm Nhung - người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống hiếm gặp vẫn kiên cường và tự tin tiến lên phía trước. Không chỉ thắp sáng hy vọng cho chính mình, chị còn lan tỏa cảm hứng tích cực đến những người khuyết tật khác.
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão Môi trường

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh chủ động các phương án để phòng, chống và ứng phó.
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước Môi trường

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước

TTTĐ - Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với công suất 480.000m3/ngày là dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước. Hiện dự án đã đạt hơn 40% tiến độ. Diện tích đất dành xây dựng nhà máy khoảng 38ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Kon Tum: Giúp đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo bền vững Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Giúp đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) kiến nghị TP Hồ Chí Minh hỗ trợ một số nội dung để giúp người dân trên địa bàn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km Môi trường

Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay Môi trường

Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay

Thực hiện chỉ đạo từ Cục Hàng không Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay từ 4h đến 16h ngày 7/9.
Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3 Môi trường

Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3

TTTĐ - Trước ảnh hưởng của bão số 3, Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Thoát nước Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể nhằm đảm bảo công tác thoát nước, phòng chống ngập lụt và an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời Infographic

Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời

Nhận định cơn bão số 3 có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại một số sân bay.
Cảnh báo: Hà Nội có thể mưa rất to vào chiều tối và đêm Môi trường

Cảnh báo: Hà Nội có thể mưa rất to vào chiều tối và đêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 đang cách Quảng Ninh 620km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.
Cần đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản chiến lược Môi trường

Cần đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản chiến lược

TTTĐ - Tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam và thăm dò một số diện tích có triển vọng (Đề án), sáng 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, khoáng sản chiến lược là tài nguyên đặc biệt quý hiếm, nên cần cơ chế, chính sách quản lý đặc biệt.
Xem thêm