Lòng nhân ái cũng không chấp nhận nổi “người thượng đẳng”?
![]() |
Nhóm người Việt từ nước ngoài về làm náo loạn sân bay Nội Bài: Đòi tự cách ly, chê đồ ăn dở
Bài liên quan
“Dịch tin giả” trục lợi, lan truyền nhanh hơn dịch Covid-19?!
Ùn tắc. Chờ đợi. Ngột ngạt... chỉ là tạm thời. Lo sợ lây nhiễm trong máy bay, ở sân bay và áp lực căng thẳng, khó khăn đủ bề. Đất Mẹ vẫn gồng mình che chở mọi người con dù ở quê, hay xa xứ. Mấy chục ngàn người cách ly rồi vẫn còn phải lo tiếp mấy chục ngàn người đến nơi cách ly mới. Chính phủ cùng đồng bào quê mình đâu có rơi ai. Đất Mẹ đâu có quay lưng lại với đứa con nào đâu!
Vậy mà ra nông nỗi này: "Nhóm hành khách Việt náo loạn Nội Bài vụ cách ly: Đại diện sân bay nói gì?"; "Việt kiều từ vùng dịch Qatar về tránh Covid 19 gây náo loạn, không chịu cách ly"; "Những người Việt “thượng đẳng” từ ngoại quốc hạch sách ở sân bay"; “Sự vô lý của nhóm khách náo loạn sân bay, chê bai đồ ăn miễn phí: Về tránh dịch còn thượng đẳng?”; “Sự thật về khu cách ly bị du học sinh chê bai, đòi quay trở lại Anh: Sự hào phóng gặp kẻ thượng đẳng”...vv. Hàng loạt bài viết trên báo chí, mạng xã hội và giật những tít như thế. Mùa dịch virus, lao đao, lo lắng, áp lực căng thẳng, lại chồng thêm áp lực và nỗi buồn không đáng có. Mùa dịch virus nóng bỏng, lẽ ra phải chia sẻ áp lực, khó khăn thì lại ra nông nỗi lòng người hào phóng, nhân ái cũng không chấp nhận nổi “người thượng đẳng”!
![]() |
Nhóm người Việt từ nước ngoài về làm náo loạn sân bay Nội Bài: Đòi tự cách ly, chê đồ ăn dở |
Ai cũng biết suốt từ đầu mùa đại dịch virus corona chủng mới Vũ Hán (Covid 19), Đất Mẹ Việt Nam huy động cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân vào công cuộc phòng chống đại dịch thế kỷ. Sẽ còn nhiều năm sau, con cháu chúng ta nhắc đến mùa dịch kinh hoàng này như một quá khứ buồn của nhân loại. Cho đến 7h30 ngày 21 tháng 3 năm nay, đã có 185 quốc gia, vùng lãnh thổ có người bị nhiễm virus Covid. Virus Covid 19 cũng đã kịp làm cho 275.491 người nhiễm dịch, 11 384 người chết. Cả nhân loại gồng mình, nhọc nhằn chống dịch, thậm chí có quốc gia như Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội vàng chống dịch ban đầu, hay nước Ý y tế hiện đại còn lúng túng trước nạn đại dịch này. Nhưng, Việt Nam ta thì không hề bị động, luôn quyết liệt, chủ động ứng phó linh hoạt, hành động quyết liệt chống dịch.
Trong khi Trung Quốc - nơi khởi phát và là trung tâm dịch Covid-19 có 80.967 người nhiễm, 3 248 người chết; nước Ý có 47.021 người nhiễm, 4.032 người chết; Tây Ban Nha thì 1.093 người chết, và Iran 1.433 người chết; hôm qua, nước Ý có một ngày tang thương, đau buồn có tới 627 người chết..., thì ở Việt Nam mới có 91 người nhiễm dịch, đã chữa khỏi 17 người, và chưa người nào chết. Những con số đau thương của nhân loại, và con số vàng (tuy có buồn và nhọc nhằn) của Việt Nam cho đến lúc này là minh chứng hùng hồn, sinh động, chân thực nhất về sức mạnh đoàn kết và lòng nhân ái của Chính phủ và đồng bào Việt nam ta.
Có lẽ trong mùa đại dịch Covid 19, nước Việt Nam ta là một trong những nơi tương đối an toàn trên trái đất này? Có thể trong mùa đại dịch này, nước ta là một trong số ít quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao sớm khởi động hệ thống ứng phó nạn Covid 19 ngay từ giai đoạn đầu và đến nay rất có hiệu quả. WHO gọi đó là "năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp". Vì thế, Việt kiều và những người Việt xa xứ làm ăn, lúc hiểm nguy đe dọa muốn trở về, muốn Đất Mẹ chở che. Lúc khó khăn hoạn nạn muốn có người thân chan chứa tình người ở bên cạnh. Đó cũng là mong muốn chân thành, chính đáng cần được trân trọng. Dĩ nhiên, Đất Mẹ không bao giờ bỏ rơi bất cứ đứa con nào. Và thực tế, đã có chuyến bay vào tâm vùng dịch Vũ Hán đón 30 đồng bào trở về Tổ Quốc an toàn, đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch từ cấp phường xã đến Trung ương vào cuộc chiến gay go quyết liệt này.
Đất nước Việt Nam ta còn nghèo, công cuộc chống đại dịch Covid 19 khó khăn gấp nhiều lần các quốc gia giàu mạnh, hiện đại, y tế phát triển. Không thể nói mọi điều đều vẹn toàn, tốt đẹp trong lúc nghèo, lúc khó khăn, lúc đại dịch hoành hành khắp thế giới và người Việt ùn ùn đổ về, nhưng mọi nỗ lực để giảm thiểu người lây nhiễm, hạn chế người tử vong của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân là phải ghi nhận một cách khách quan, công bằng. Đã không chia sẻ khó khăn, đã không thông cảm ở một khâu nào đó, một việc nào đó chưa “thông đồng bén giọt” thì nhóm người Việt từ châu Âu trở về lại náo loạn sân bay, than vãn chờ đợi lâu. Dù được giải thích là máy bay về nhiều, xe chở đi cách ly cần thời gian quay lại, cần khử trùng, nhưng nhóm người này vẫn hạch sách, đòi hỏi rời sân bay càng sớm càng tốt. “... đặc biệt là một vị khách nữ tóc ngắn, mặc áo đen lên tiếng ầm ĩ, chát chúa về việc phải chờ đợi lâu.... người phụ nữ này luôn to tiếng, chen ngang, át hết cả tiếng của người thi hành công vụ để đòi hỏi, cho rằng ở đây quá ngột ngạt, lo lây nhiễm chéo, đòi cách ly tại nhà, chê đồ ăn nhân viên phát là "ăn không vô"... Chán ơi là chán!
Công bằng mà nói, các lực lượng phục vụ ở sân bay cũng trở tay không kịp khi hành khách về quá đông. Cũng giống như nhà chỉ có một người nấu ăn, bỗng dưng có dăm bảy chục người thân bỗng dưng trở về thì trở tay không kịp, đói thì mì tôm cũng ăn cùng; võng mắc, chiếu manh cũng ngủ cùng. Rồi mọi chuyện cũng trôi đi, nhưng người phụ nữ náo loạn sân bay còn bày tỏ “trên trang facebook cá nhân, cô cho hay mình đã bay về Việt Nam và những người từ Châu Âu về đều bị cách ly. Đáng nói cô còn khẳng định về Việt Nam cách ly còn khổ hơn ở châu Âu”. Dư luận nổi sóng khi “cô này đăng tải xuất ăn miễn phí được phát cho lúc chờ đi cách ly kèm theo dòng miêu tả: “Nhục lắm mọi người ơi, ai chưa bay thì đừng có về nữa nhé”. Lập tức, mạng xã hội bầy tỏ chính kiến phản đối: “Ở quê là Mít là Na, sang bên nước ngoài em thành Việt kiều giờ về quên gốc luôn sao?”. “Không biết ở nước ngoài được bao lâu mà học cái thói “thượng đẳng” xấu xí đó.
Trong một diễn biến khác, “một nữ Việt kiều trở về từ Đài Loan đã có những lời lẽ phỉ báng, coi thường người dân trong nước, thái độ, hống hách, ngạo mạn”, lời lẽ bậy bạ: “Không có lũ nước ngoài như tụi tao, tụi bây hốt… mà ăn chứ ở đó mà kỳ thị”. Cô này livestream chửi rủa cộng đồng mạng, thách thức mọi người: “Gọi công an đến đây”.
Công việc cách ly là một khó khăn chồng chất. Lo chỗ ăn chỗ ở cho hàng vạn người là chuyện, mà toàn những người xa lạ, người dương tính virus, người nghi nhiễm... là không hề dễ dãi, đơn giản. Gần đây có “một du học sinh về nước tránh dịch Covid 19 nhưng chê bai điều kiện cách ly và đòi quay về Anh”. Chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ. Một miếng khi đói bằng một gói khi no” luôn là phẩm tính của người Việt. Vậy mà…
![]() |
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ gần 30 tỷ đồng chống dịch Covid-19 và giúp đỡ người dân miền Tây. |
Viết đến đây tôi lại nhớ câu chuyện ông Johnathan Hạnh Nguyễn – một doanh nhân giàu có – Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương, thuê hẳn chuyến chuyên cơ đặc biệt gần 10 tỷ VND đưa con gái bị nhiễm Covid 19 từ Anh Quốc về Việt Nam chữa bệnh. Lý do: “Vì tình cha con, vì tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ Việt Nam”. Ông còn nói: “Khi đưa con gái về nước là tôi đã trao trọn niềm tin, tính mạng con tôi cho đội ngũ y bác sĩ Việt Nam. Đó là một quyết định quá đúng đắn. Giờ đây con gái tôi đang hồi phục". Ông Hạnh Nguyễn ủng hộ 25 tỷ đồng cho công cuộc phòng chống dịch Covid, và không quên bày tỏ cảm động, vị nể bộ đội, công an, nhân viên phục vụ ở sân bay phóng chống virus corona. Ông mong muốn “... tất cả Việt kiều trên thế giới hãy bỏ qua những bất đồng, những xung đột, cùng nhau đóng góp sức mình để chống dịch Covid 19".
Chúng ta không phủ nhận cộng đồng người Việt xa xứ luôn hướng về quê hương bằng sự tử tế, lương thiện và có rất nhiều đóng góp xây dựng Tổ Quốc. Chỉ một bộ phận nhỏ tí đã gây tai tiếng và ảnh hưởng xấu, tách rời khỏi cộng đồng Việt thiện lương ấy. “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống như chung một giàn”. Bầu với bí khác chủng loại, chỉ giống cái cách sinh tồn là leo trên giàn còn thương lấy nhau, huống hồ chúng ta là người Việt máu đỏ da vàng cùng nguồn gốc đất nước hình chữ S.
Nhà triết học Karl Marx nói rằng: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại, mà chăm lo riêng bộ lông của mình”. Chúng ta là đồng loại, đồng bào của Đất Mẹ, lúc hoạn nạn phải cảm thông, chia sẻ, yêu thương nhau bao nhiêu cũng không đủ.
Bài liên quan
Gia đình Tiên Nguyễn thông báo sẽ đóng góp 30 tỷ đồng
Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

Thông tin về xe đưa rước cán bộ, công chức TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh: Nhiều lãnh đạo chủ chốt nghỉ hưu trước tuổi

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

"Làn gió mới" cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn

Sting® chinh phục Gen Z với chiến dịch âm thanh độc đáo

TP Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng
