Tag

Luật Thủ đô (sửa đổi): Không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước

Bình luận 13/10/2023 09:58
aa
TTTĐ - Cơ quan tư pháp của Quốc hội đánh giá, việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước bởi Thủ đô là trái tim của cả nước.
Quy hoạch Thủ đô thời kỳ mới: Nâng cao giá trị của đô thị trung tâm Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch Thủ đô

Cơ chế, chính sách đặc thù là nội dung cốt lõi

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa họp phiên thứ 18 cho ý kiến thẩm tra về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các đại biểu đã dành nhiều sự quan tâm đến quy định việc tổ chức chính quyền đô thị bảo đảm kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và qua sơ kết cho thấy nhiều kết quả tích cực, phù hợp với tình hình, đặc điểm của thành phố Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, mục tiêu xây dựng dự án luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; Khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Trong khi đó, về nội dung các quy định về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển Thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh đây là nội dung cốt lõi của dự án luật với nhiều vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước
Quang cảnh phiên họp thứ 18 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Do đó, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng đề nghị làm rõ sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù, các nội dung được luật hóa trên cơ sở thực hiện thí điểm chính quyền đô thị và các chính sách đặc thù đã quy định áp dụng thí điểm đối với một số địa phương, xem xét đã bảo đảm phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, tính khả thi và tác động đến mặt bằng phát triển chung của cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng lưu ý quy định về cơ chế chính sách đặc thù cũng gắn với việc phân quyền cho chính quyền Thủ đô, cơ chế kiểm soát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khi được phân quyền mạnh mẽ.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị quan tâm đến các nội dung liên quan đến liên kết, phạm vi Vùng Thủ đô; Trách nhiệm của Hội đồng điều phối vùng, chính sách ưu tiên đầu tư Vùng thủ đô…

Cơ chế đặc thù để phát huy tiềm năng, thế mạnh Thủ đô

Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, việc xây dựng dự án luật không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước bởi Thủ đô là trái tim của cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước
Cột cờ Hà Nội

Theo ông Hà, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi hoàn thiện trên cơ sở ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thể hiện đúng tinh thần đây là dự án luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Cùng với đó, việc sửa đổi luật cơ bản đã bám sát cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn về xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô, đã thể chế hóa kịp thời các chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra theo các nghị quyết của Đảng.

Phó Chủ nhiệm Đỗ Đức Hồng Hà cũng cho rằng, các vấn đề đưa ra trong dự án luật góp phần giải quyết được những bức xúc, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra thời gian qua, xây dựng phát triển Thủ đô tốt hơn.

Ông Đỗ Đức Hồng Hà cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm thể hiện rõ hơn các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù, đặc biệt, vượt trội thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ, giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô để bảo đảm tính khả thi. Những quy định chưa rõ về phạm vi, lĩnh vực phân quyền cần tiếp tục nghiên cứu rà soát bảo đảm toàn diện, có trọng tâm trọng điểm.

Nhiều ý kiến cũng dành sự quan tâm đến quy định về mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô.

Theo đó, các đại biểu bày tỏ cơ bản tán thành việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như đề xuất trong dự thảo luật.

Đây là sự kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và qua sơ kết cho thấy nhiều kết quả tích cực, phù hợp với tình hình, đặc điểm của thành phố Hà Nội.

Các ý kiến cũng cho rằng, thay vì đề nghị tăng số lượng đại biểu HĐND TP thì cần phấn đấu tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách và tập trung vào việc đổi mới phương thức, cách thức làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND TP.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh Luật Thủ đô là đạo luật hết sức đặc biệt và quan trọng nhưng không thay thế cho cả hệ thống pháp luật mà chỉ áp dụng cho Thủ đô những cơ chế, chính sách đặc thù khác với các quy định của luật. Điều này nhằm đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, phát triển, bảo vệ Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa của cả nước.

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm