Tag

MC Lê Anh: Đừng nghĩ là chớm lớn thì không cần ai đồng hành và chia sẻ nữa...

Nhịp sống trẻ 06/04/2019 21:49
aa
TTTĐ -Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường gây xôn xao dư luận. Cùng quan tâm đến vấn đề này, TS Trịnh Lê Anh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, MC-BTV VTV3 đã có nhiều chia sẻ cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô.

MC Lê Anh: Đừng nghĩ là chớm lớn thì không cần ai đồng hành và  chia sẻ nữa...

MC Trịnh Lê Anh

Bài liên quan

Bệnh thờ ơ ở người lớn và nỗi khổ con trẻ

Nữ sinh đánh hội đồng ở Nghệ An: Bao giờ cái ác được đẩy lùi?

Xâm hại tình dục trẻ em: Đừng bỏ rơi con trẻ

- Là một giảng viên gần gũi với các bạn trẻ, anh cho rằng đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

-Sự lo sợ bị trừng phạt có thể khiến người ta dè dặt trước những ý định và hành vi xấu, ngay cả với trẻ em. Tôi lấy làm lo lắng khi hiện tại trẻ em không được dạy hoặc chỉ biết một cách hời hợt về Pháp luật. Bên cạnh đó, mỗi gia đình, cùng với điều kiện vật chất đủ đầy hơn, trẻ em lớn lên không phải cùng bố mẹ gồng gánh những áp lực mưu sinh, sự ích kỷ cá nhân và cái tôi được nuông chiều đã làm cho các em hành xử thiếu suy nghĩ, phản nhân văn, gây thương thích, thậm chí tước đoạt mạng sống của người khác, thật đáng lo ngại!

Quan trọng nhất, theo tôi vẫn là kỷ cương nền nếp của mỗi gia đình, nơi có ảnh hưởng quyết định đến lối sống của con trẻ. Hãy cứ nhìn vào những gia đình có con em có hành vi bạo lực với bạn, xem thực sự bố mẹ các em có đáng trách không?

MC Lê Anh: Đừng nghĩ là chớm lớn thì không cần ai đồng hành và  chia sẻ nữa...

- Thực tế cho thấy các vụ đánh nhau trong học đường, gần đây chủ yếu là nữ sinh, theo anh là vì sao?

- Tôi được biết rằng ở lứa tuổi trước đại học, sinh lý và tâm lý của nữ giới phát triển sớm hơn nam giới, khi các bạn trai còn như những con “gà gô” ngây thơ và hồn nhiên với những trò nghịch của tuổi thơ thì các bạn nữ đã biết yêu, đã rất để ý về bản thân và có tư tưởng “người lớn”, thậm chí “mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ”...

Sự ghen tức, không thoả mãn trong cuộc sống tình cảm của các em gái là môt phần trong những khủng hoảng từ ngưỡng thiếu niên đến thanh niên. Trong khi các em lại chịu sự phụ thuộc ở gia đình, nên chỉ có thể bung toả ra ngoài xã hội. Đối với các em, “xã hội” chính là trường học mà thôi!

MC Lê Anh: Đừng nghĩ là chớm lớn thì không cần ai đồng hành và  chia sẻ nữa...

- Là người trẻ hiện đại, cập nhật mạng xã hội nhanh anh cho rằng công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng ảnh hưởng như thế nào tới giới trẻ. Đây có phải là một phần nguyên nhân của những vụ bạo lực học đường?

-Người trẻ thích hành động nhiều hơn thích nghĩ, lại rất nhanh nữa, nên đúng là họ đang chơi với dao nhiều lưỡi: mạng xã hội và các nền tảng số. Trẻ em hay giới trẻ thích trend (trào lưu), tạo trend và chạy theo trend... đó là biểu hiện tất yếu của thời kỳ hiện nay. Ngẫm lại, trend hay “thế giới giải trí” của lứa chúng tôi thời kỳ cách đây 30 năm chỉ là đọc báo, mê truyện và những chuyến dã ngoại đến với khung cảnh làng quê, hay những trò nghịch vầy đất, cát và đuổi bướm bắt chim... và trend đó cũng bền vững trong bao nhiêu năm chứ không thay đổi nhanh như hiện tại. Các bạn trẻ chưa khi nào “cả thèm, chóng chán” như hiện tại, có lẽ các bạn có quá nhiều lựa chọn được xã hội cung ứng.

Không đủ thời gian để ngấm thì lấy đâu ra sự sâu sắc, do đó, công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đang khiến các bạn trẻ như bị “đi lạc” ở một xứ sở cũng có thể gọi là diệu kỳ nhưng rủi ro thì bội phần.

-Vậy theo anh, chúng ta cần có những biện pháp gì để chấm dứt nạn bạo lực học đường?

-Siết chặt quản lý tạo sự giám sát liên tục và giám sát chéo, chia sẻ thông tin là việc thời kỳ nào cũng phải thực hiện nghiêm túc. Nhưng việc lớn hơn là thực hiện giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh, thì mọi công dân, dù còn niên thiếu, đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tất sẽ răn đe được những mầm mống nổi loạn hay xấu xa.

Không chỉ là MC nổi tiếng, Lê Anh còn là giảng viên được nhiều bạn trẻ yêu mến
Không chỉ là MC nổi tiếng, Lê Anh còn là giảng viên được nhiều bạn trẻ yêu mến

-Thần tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay khá kỳ lạ như: Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền... anh nghĩ gì về điều này?

-Tôi nghĩ là các nhân vật và hiện tượng mạng này phản ánh một nhu cầu có thật của người trẻ: tò mò về một lối sống khác, và thèm muốn một khái niệm tự do đầy mơ mộng: tự do sống, tự do yêu đương, tự do tiêu tiền, tự do chơi bời... là phần “insight” thiếu tích cực trong mỗi con người khi sự tự do ấy không do năng lực trưởng thành tạo ra. Các em vẫn ở lứa tuổi phụ thuộc và sự hiếu kỳ kéo đến gần với những video của những đối tượng trên, nhưng sau giai đoạn hiếu kỳ, cái để lại trong tâm trí và sẽ biến thành hành động của các em để kiếm tìm sự “tự do” của mình thật nguy hiểm. Câu chuyện đau lòng khi cậu bé 16 tuổi đâm chết một người trưởng thành chỉ vì bị nhắc nhở vượt đèn đỏ là ví dụ!

-Chúng ta có nên định hướng lại văn hóa thần tượng cho các bạn trẻ? Là giảng viên được nhiều học trò yêu mến, MC nổi tiếng có lượng đông bạn trẻ dõi theo, anh muốn nhắn gửi điều gì tới các họ?

- Định hướng là việc không nên giáo điều, vì ai trong chúng ta cũng từng là trẻ con. Khi đó, chúng ta có cái lý của trẻ con: người lớn chỉ đang muốn chúng ta giống họ hay là giống mẫu người mà họ muốn, nên tất yếu, tư tưởng không phục tùng sẽ nảy sinh. Do đó theo tôi, khái niệm “định hướng” phải được thực hiện bằng phương pháp gia tăng lựa chọn tích cực, giảm bớt lựa chọn tiêu cực hay vô bổ, đồng thời gia tăng điều kiện cho mọi lựa chọn được chọn. Con trẻ phải nỗ lực để được thưởng một món quà vật chất hay phải cố gắng để thể hiện sự chín chắn thì mới được hưởng thụ những món quà của cuộc sống mà các em muốn có. Với những bạn trẻ, Lê Anh nghĩ các bạn hãy đặt thật nhiều câu hỏi với ngươi lớn và bạn bè để mọi người đồng hành với các bạn tốt hơn. Đừng nghĩ là chớm lớn là không cần ai đồng hành và chia sẻ nữa...

-Cảm ơn MC Lê Anh rất nhiều!

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup Nhịp sống trẻ

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

TTTĐ - Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025 không chỉ là sân chơi của công nghệ, startup và chuyển đổi số, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa những người trẻ giàu khát vọng và các nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành, cùng kiến tạo tương lai đổi mới sáng tạo của Thủ đô.
Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

TTTĐ - Với nhiều người trẻ, học sinh hay freelancer (lao động tự do), đi uống cà phê trở thành thói quen và khó có thể cắt giảm dù kinh tế khó khăn. Họ sẵn sàng chi 50.000-70.000 đồng cho một ly nước.
AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng Nhịp sống trẻ

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

TTTĐ - Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đầu tư thời gian và tiền bạc để trang bị thêm các kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, quyết tâm "vượt sóng" để tìm kiếm cơ hội việc làm vững vàng trong bối cảnh thị trường lao động đầy thách thức.
Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Nhịp sống phương Nam

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Ngày 8/5, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức chương trình gặp gỡ, chúc mừng đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trước thềm Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.
"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm Nhịp sống trẻ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

TTTĐ - Đầu năm 2025, sinh viên năm thứ 3, ngành Quản lý và Phát triển du lịch, khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua một hành trình thực tập giáo trình đầy ý nghĩa kéo dài bốn tuần tại các đơn vị du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng hàng đầu.
Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Xem thêm