Miễn học phí cấp THCS công lập: Trước mắt, chỉ nên áp dụng đối với những nơi kinh tế khó khăn
![]() |
Tăng lương giáo viên chỉ là một yếu tố để nâng cao chất lượng
Nhiều ý kiến cho rằng, miễn giảm học phí THCS thể hiện chính sách an sinh xã hội. Việc miễn học phí THCS là cần thiết, nếu được miễn học phí tới bậc mầm non. Tuy nhiên cũng có ý kiến lại lo ngại, cũng cần tính toán tính khả thi của chính sách này đến đâu, tính toán như thế nào phù hợp cho điều kiện hiện nay.
Theo TS. Trần Văn Đạt, Phó vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), về việc bổ sung chính sách về tiền lương của nhà giáo, đây là một chính sách cần thiết góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo – một trong những thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục. Đây cũng là một trong những nội dung được nên tại Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ chỉ là một trong 3 yếu tốt giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Theo đó, còn cần phải có quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo từ mầm non đến ĐH và phải có chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Do vậy để đánh giá đầy đủ, chính xác các điều kiện cần thiết bảo đảm thi hành cũng như tính khả thi của chính sách tiền lương của giáo, cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải thực hiện đánh tác động bổ sung chính sách này theo đúng quy định của Luật năm 2015.
Cũng theo TS. Đạt, chính sách mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập, đây là chính sách tốt với người dân, giảm chi phí cho gia đình học sinh. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá kĩ về nguồn lực bảo đảm tổ chức thi hành chính sách và có lộ trình thực hiện cụ thể. Trước mắt, chỉ nên áp dụng chính sách này đối với học sinh THCS trường công lập ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, PGĐ sở GD-ĐTNam Định cho biết, ông đồng tình đề xuất miễn giảm học phí ở cấp THCS. Tuy nhiên, ông Dũng cũng đề xuất miễn giảm học phí tới cấp mầm non. Hiện nay, hầu hết phụ huynh hiểu các khoản đóng cho nhà trường là học, thực tế học phí nộp hiện nay một phần rất nhỏ. “Chỉ miễn học phí cho học sinh các trường công lập thì sẽ thiệt thòi cho những cháu học sinh không vào được trường công lập mà phải học dân lập. Gia đình các cháu này phải đóng toàn bộ chi phí giáo dục thì sẽ rât vất vả. Nếu luật đảm bảo công bằng tư thục và công lập thì tốt hơn” ông Dũng đề xuất.
Cần nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học lên bậc đại học
Đại diện Phòng Giáo dục huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cũng đồng tình với việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Hiện nay qua thống kê huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có 351 giáo viên bậc tiểu học, trong đó chỉ còn 10 giáo viên ở trình độ trung cấp và hầu hết các giáo viên này sắp nghỉ hưu. “Tôi nghĩ khi Luật giáo dục sửa đổi được thông qua, thì vấn đề nâng chuẩn giáo viên từ trung cấp lên cao đẳng sẽ đạt được. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT bảo vệ quan điểm nâng chuẩn giáo viên”, đại diện Phòng Giáo dục huyện Duy Tiên cho biết.
Đối với chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GD-ĐT đề xuất, giáo viên tiểu học phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, trong khi Luật hiện hành chỉ yêu cầu cso bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, TS. Trần Văn Đạt cũng cho rằng, giáo viên tiểu học là những người có ảnh hưởng lớn đến học sinh, đóng vai trò nền tảng, bắt đầu hình thành nhân cách học sinh. Với vai trò và tàm quan trọng của giáo viên tiểu học trong hệ thống giáo dục hiện nay thì việc cần nâng cao trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là cần thiết và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Đường lối, chủ trương của Đảng là: “… tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học… phải có trình độ đại học trở lên…” Như vậy, việc dự thảo Luật đề xuất chỉ nâng lên trình độ đào tạo cao đẳng là chưa phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng. Tuy nhiên, như yêu cầu được nên tại mục 2.2, văn bản quy phạm pháp luật luôn phải hướng đến việc đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Do vậy, quy định này cầ phải được đánh giá đầy đủ, toàn diện trước khi đưa vào dự án Luật.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện nay, 100% các trường công lập ưu tiên cho mầm non 5 tuổi, việc miễn học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi là hợp lý.
Ông Độ cũng cho biết, đã có chủ trường miễn giảm học phí cho các cháu ở tư thục, một số địa phương đã thực hiện điều này như Hải phòng. “Chúng ta xây dựng trường công lập đáp ứng phổ cập 100% học sinh THCS. Còn các cháu học tư thục là tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của người học, nên nhà nước không miễn học phí” ông Độ nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, gia đình và các cơ sở giáo dục

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội
