Tag

Mọi sự cuối cùng vẫn chỉ một chữ “duyên”

Tin tức 14/12/2016 22:33
aa
TTTĐ - Trong cuộc đời có hai điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới, đó là làm bạn với con trai miền Nam và chọn nghề báo nhưng ra trường, duyên cớ thế nào tôi lại đi làm báo. Có lẽ tất cả ngã rẽ, sự thay đổi đều không “thoát” khỏi chữ “duyên”.

Mọi sự cuối cùng vẫn chỉ một chữ “duyên”

TTTĐ - Trong cuộc đời có hai điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới, đó là làm bạn với con trai miền Nam và chọn nghề báo nhưng ra trường, duyên cớ thế nào tôi lại đi làm báo. Có lẽ tất cả ngã rẽ, sự thay đổi đều không “thoát” khỏi chữ “duyên”.

Mọi sự cuối cùng vẫn chỉ một chữ “duyên”

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao quà cho các em học sinh nghèo huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Vạn vận là tùy duyên

Cổ nhân có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”. Có lẽ sự “tương ngộ” của mình với nghề báo cũng là nhờ hai chữ “hữu duyên”. Trước kia, có hai điều thực sự mình chưa bao giờ nghĩ đến, đó là: “làm báo và kết bạn với con trai miền Nam”. Ngay cả khi có nhiều người nói, mình hợp với nghề báo hay trai Nam ga lăng. Tuy nhiên, vạn vật là “tùy duyên”, cuộc sống không phải cái gì muốn là được. Với nghề, đôi khi không phải mình chọn nghề, mà là nghề chọn mình. Còn với bạn, có duyên mới được gặp nhau.

Năm 2003, mình đến với nghề báo một cách tự nhiên. Đang là trợ giảng ở khoa Tiếng Việt ĐH Tổng hợp (nay là trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), tôi được một thày giáo cũ giới thiệu về báo Hà Nội Mới. Ở đó 3 năm, đến năm 2006, cô bạn đồng nghiệp của tôi nói: “Em thấy chị đủng đỉnh, nhẹ nhàng hợp với giáo dục. Ở bên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị TĐ đang cần một phóng viên theo dõi ngành Giáo dục. Chị thử viết xem có hợp không”. Vốn tò mò, tôi đồng ý với em ấy.

Mình đến với nghề báo một cách tự nhiên, nên coi đó là chữ “duyên” với nghề. Nhờ có sự tương ngộ này, mà mình có cơ hội đặt chân đến các vùng miền của Tổ quốc, tiếp xúc với rất nhiều người từ những công nhân nghèo cho đến Bộ trưởng rồi Thủ tướng. Trải nghiệm qua mỗi chuyến đi khiến tôi trường thành hơn nhưng ác cảm với con trai Nam trong tôi chưa bao giờ thay đổi.

Chuyến công tác ngày 21/9/2015, sau khi công việc xong xuôi bên đối tác của cô bạn mời chúng tôi đi ăn. Về khách sạn, tôi nói với cô bạn gái: “Trưa nay cậu đi ăn với anh T và anh A nhé. Tớ muốn được nghỉ ngơi”. Tôi nói như vậy là bởi, trong lòng tôi không thích giao lưu với những người đàn ông miền Nam. Tuy nhiên, cô bạn tôi phản ứng: “Cậu không đi tớ đi làm gì. Như thế, người ta sẽ đánh giá tớ như thế nào?”. Vì ngại hay đúng hơn là nể bạn nên tôi đã đồng ý đi với một tâm trạng không mấy thoải mái. Phần vì bài vở của ban chưa đâu vào đâu, phần vì mang định kiến trong lòng.

11h30, xe đón chúng tôi ở khách sạn. Ngồi trong xe, tôi nén cục tức vào trong để giữ phép lịch sự. Tôi cố chịu đựng cho đến khi chị Ngân ở ban Thư kí gọi điện hỏi bài vở. Tôi bấm máy gọi cho một phóng viên trong ban (tác giả của bài viết) nhưng em không nhấc máy. Một lúc sau em ấy gọi lại, tôi nói: “Máy móc sao chị chẳng gọi được. Thật là khó chịu!”. Thực tế, tôi tỏ thái độ không phải vì không liên lạc được cho em mà vì tôi bị “ép” đi ăn với những người mà tôi “ghét”.

Xong bữa cơm ấy, mọi người đưa chúng tôi đi thăm quan đường phố Hồ Chí Minh. Đến nơi nào các anh cũng biết, không chỉ là lịch sử, danh lam thắng cảnh mà ngay cả vùng đất, con người ở đó các anh hiểu hết. Tôi bất ngờ, về kiến thức, sự hiểu biết của các anh. Từ bữa cơm ấy, đến những buổi làm việc sau này, tôi nhận ra rằng, nếu con trai Hà Nội luôn tự hào về những làn da “trong sáng” của mình nhưng về mức độ manly (bản lĩnh đàn ông) thì con trai TP. HCM trội hơn.

Từ đó, dường như bắt đầu cơ duyên khiến tôi gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè phía Nam hơn. Ngược lại, mọi người dành cho chúng tôi rất nhiều tình cảm, rất gần gũi. Đến thời điểm này tôi vẫn giữ liên hệ và mỗi khi viết bai hay biên tập, hễ “bí” chỗ nào là tôi gọi điện hỏi các anh mà không sợ bị nói rằng: “Con bé này, báo chí suốt ngày làm phiền”. Thậm chí, trong cuộc sống những lúc khó khăn, áp lực, tôi lại nhấc máy để phàn nàn, “than thở”, “sến sẩm”… Những lúc như vậy, tôi luôn nhận được sự động viên và cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Mọi sự cuối cùng vẫn chỉ một chữ “duyên”

Tác giả giao lưu cùng với đoàn phường Tân an, quận Ninh Kiều (tỉnh Cần Thơ)

Trách nhiệm của người cầm bút

Mỗi chuyến đi tôi lại được gặp thêm những con người thú vị và cảm nhận được tình cảm mọi người dành cho mình. Chúng tôi, như được tiếp thêm sức, để có thêm năng lượng tiếp tục guồng quay của công việc và tin tức. Đó là bản lĩnh và những trải nghiệm của cuộc sống. Vốn kiến thức, hiểu biết cuộc sống mỗi ngày lại nhiều thêm, điều mà không trường lớp nào dạy được. Tôi biết ơn những chuyến đi, biết ơn từng nhân vật, biết ơn mỗi câu chuyện, cảm xúc mọi người đã chia sẻ.

Đối với một nhà báo nữ, lại làm mảng kinh tế thì phải luôn rất mạnh mẽ, bản lĩnh. Tôi thấy được điều đó thay đổi rất rõ đối với mình. Vì trong suốt những năm học cấp 3, rồi đại học, tôi thiên về xã hội nên sống bằng trắc ẩn, “mềm yếu”, dễ khóc… Thế nhưng, giờ tôi mạnh mẽ hơn, đối diện với những khó khăn cũng dễ dàng hơn.

Thời gian mới vào nghề, khi bài bị “đỗ”, thậm chí là một chi tiết nhỏ, mọi người không trách nhưng tôi luôn cảm thấy trách mình, vì sao mình lại để xảy ra lỗi như vậy. Tôi đã “cho phép” mình nghĩ “thoáng” hơn nhưng tất nhiên, vẫn phải cẩn thận và trách nhiệm với từng câu từ, đến những câu chuyện ngoài đời, để đứa con tinh thần của mình “ra đời” không bị “dị tật”. Vì đó cũng là trách nhiệm với bạn đọc.

Còn nhớ, hồi giữa năm 2015, một số cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin túi nilon sản xuất tại Đài Loan bọc trái xoài gây ung thư. Một số tờ báo khác còn "bồi" thêm: Túi nilon khiến xoài đổi màu... Các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm nghiệm túi nilon và trái xoài. Kết quả không phát hiện độc tố ở túi và xoài nhưng lúc này người trồng xoài đã lãnh đủ thiệt hại từ thông tin thất thiệt, khi giá xoài nhanh chóng giảm rất thấp.

Từ những sự việc trên cho thấy, công sức của người lao động, chủ trương phát triển kinh tế của địa phương trong bao năm có thể "xôi hỏng bỏng không" chỉ vì vài dòng tin trên báo chí do những phóng viên (người cầm bút), cơ quan báo chí thiếu trách nhiệm viết và đăng tải. Trong xã hội thông tin với việc cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục, mọi lúc, mọi nơi như hiện nay, sức lan tỏa thông tin vô cùng nhanh, chỉ một dòng tin sai sự thật cũng có thể tác động xấu tới hàng trăm nghìn người, thậm chí có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây hoang mang trong xã hội. Trong một số trường hợp, những tin tức sai sự thật, thiếu nhạy cảm chính trị còntạo cớ cho những phần tử chống phá thổi phồng để gây bất ổn xã hội.

Chuyện một số doanh nghiệp, cá nhân có sai sót nhỏ nhưng bị một số báo chí, trang thông tin "thổi phồng" thành to chuyện đã không còn "hiếm" trong làng báo hiện nay. Nó đang báo động hiện tượng lợi dụng “quyền lực thứ tư” để hạ bệ, đánh đổ ai đó. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để thanh minh nhưng đa số đều lâm vào cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng”.

Từ những sự việc trên cho tôi thấy, trách nhiệm của người cầm bút không là chỉ phản ánh đúng sự thật mà còn cần phải có tính định hướng, tính nhân văn để vừa chống, vừa xây, vừa phát huy những mặt tích cực của đối tượng được phản ánh.

"Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc?" - Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị nhưng bản thân tôi nhận thấy vô cùng sâu sắc. Đối với những người cầm bút, luôn luôn mang tính thời sự, nhất là trong kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay. Nhữngngười cầm bút, nếu không tỉnh táo, không có tri thức, không nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ sa vào việc viết bừa, viết ẩu, viết theo kiểu "giật gân, câu khách", có thể gây tác hại vô cùng lớn cho cộng đồng và xã hội.

Phương Uyên

Tin liên quan

Đọc thêm

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc Tin tức

Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc

TTTĐ - Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 với việc phân bổ 44.000 tỷ đồng chi chế độ cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn và 6.623 tỷ đồng để miễn học phí.
Xem thêm