Môn Giáo dục công dân: Học sinh nên bám sát đề tham khảo
Học sinh cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Bài liên quan
Môn Toán: Học sinh nên dành thời gian cho việc luyện đề thi
Nhận ngay những món quà hấp dẫn khi mua bảo hiểm Sun Life qua TPBank
Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng
Thầy Năng nhấn mạnh: "Đối với kiến thức lớp 11, các em cần tập trung học 4 bài, đó là: Công dân với sự phát triển kinh tế, Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường, Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Phần này mỗi bài một câu ở mức độ đơn giản nên chúng ta không cần dành quá nhiều thời gian để ôn luyện.
Thầy Trần Văn Năng - giáo viên môn GDCD Hệ thống Giáo dục HOCMAI |
Phần lớp 12 tập trung vào các bài có nhiều câu hỏi trong đề thi như: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ, Pháp luật với sự phát triển của công dân. Đặc biệt ở bài Thực hiện pháp luật, số lượng câu hỏi sẽ chiếm nhiều nhất.
Trong phần này, giáo viên của Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: “Các em cần phân biệt rõ được 4 hình thức thực hiện pháp luật, 4 loại vi phạm pháp luật và 4 loại trách nhiệm pháp lý. Ở câu hỏi vận dụng, trách nhiệm hình sự thường đi với trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật thường áp dụng cho công nhân viên chức trong các cơ quan Nhà nước...
Còn ở bài Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống, học sinh cần chú ý vào nội dung trong bình đẳng hôn nhân và gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa vợ và chồng, dựa trên hai khía cạnh là nhân thân và tài sản”.
Ở bài Công dân với các quyền tự do cơ bản, học sinh cần nhớ nội dung 5 nhóm quyền: Bắt, giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm về thân thể; Đánh người gây thương tích, đe dọa giết người, làm chết người là xâm phạm quyền về tính mạng sức khỏe; Sỉ nhục, làm nhục, chửi rủa người khác, đặt điều xấu nhằm hạ uy tín người khác... là xâm phạm quyền về danh dự, nhân phẩm; Tự ý vào chỗ ở của người khác là xâm phạm quyền về chỗ ở; Bóc mở, đọc trộm thư, tiêu hủy thu giữ thư tín trái pháp luật, nghe trộm điện thoại của người khác,... là xâm phạm quyền về thư tín, điện thoại, điện tín. Phát biểu, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, viết bài đăng báo... là thực hiện quyền tự do ngôn luận; Còn ngăn cản những người khác làm những việc trên là vi phạm quyền về tự do ngôn luận.
Khi nắm rõ được các kiến thức trên, chúng ta sẽ dễ dàng nắm được và ghi nhớ lâu hơn kiến thức của phần Công dân với các quyền dân chủ và pháp luật với sự phát triển của công dân.
Thầy Năng cho biết: “Hiện tại, hầu hết trên cả nước, chương trình môn GDCD đều đã học xong. Các thầy cô và các em đã và đang bước vào giai đoạn ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, các em phải biết sắp xếp thời gian biểu để ôn thi cho các môn một cách hợp lý. Bên cạnh đó các em cần nghỉ ngơi, giải trí một cách khoa học để việc ôn thi nhẹ nhàng và hiệu quả”.
Ở môn học này, các em cần đặc biệt lưu ý bám sát đề tham khảo của Bộ, bám sát chương trình sách giáo khoa; Không học ôn vào những phần giảm tải; Luyện đề để rèn luyện kỹ năng làm bài.
“Môn GDCD là một môn thi nhẹ nhàng và thú vị. Các thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ các em, vì vậy nếu gặp khó khăn và cần giúp đỡ thì hãy liên hệ với thầy cô của mình để nhận sự chia sẻ và giúp đỡ. Các em hãy chuẩn bị tâm thế thật thoải mái, sắp xếp thời gian ôn thi và nghỉ ngơi hợp lý; Cố gắng hết mình để khi bước ra khỏi phòng thi không có gì phải luyến tiếc. Chúc các em có một kỳ thi vui vẻ và thành công!”, thầy Năng nhắn nhủ đến các sĩ tử trước kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020.