Tag

Môn tiếng Anh: Bồi dưỡng học sinh khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới

Giáo dục 20/01/2018 13:21
aa
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh là giúp học sinh có công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua nghe, nói, đọc, viết.

Môn tiếng Anh: Bồi dưỡng học sinh khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới

Môn tiếng Anh: Bồi dưỡng học sinh khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới


Theo Ban Soạn thảo Chương trình GDPT tổng thể mới, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cũng góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.


Theo quan điểm đó, nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: Hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; Các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; Danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được qui định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.


Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Năng lực giao tiếp của môn tiếng Anh là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.


Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp Cụ thể: Các nội dung dạy học ở bậc tiểu học cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè,… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”;


Các nội dung dạy học ở bậc trung học cơ sở cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm,…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”;


Các nội dung dạy học ở bậc trung học phổ thông cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí,... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”.


Đường hướng chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở các cấp học khác nhau, coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày, dành thời gian cho học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết. Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội tối đa để học sinh sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.


Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện học tập ở địa phương, sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng đồng bộ các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông... để nâng cao hiệu quả dạy học.


Cũng trong Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh, Ban soạn thảo cũng xây dựng Chương trình Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2. Chương trình này được xây dựng để chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho học sinh tiểu học học tiếng Anh chính thức từ lớp 3 một cách hiệu quả. Chương trình được xây dựng cho môn Ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 cấp tiểu học. Là một trong những môn học có tính công cụ ở trường phổ thông, môn tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn hình thành và phát triển các năng lực chung và, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.


Việc tổ chức thực hiện môn học này với tư cách là môn tự chọn trong nhà trường cần phải xét đến những điều kiện thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo tính liên thông với chương trình môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 12.


Quan điểm giảng dạy của chương trình Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 là quan điểm dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp, theo đó, năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Ở hai lớp đầu cấp tiểu học này việc giảng dạy cần nhấn mạnh đến hai kỹ năng nghe và nói.


Chương trình được xây dựng để liên thông với chương trình tiếng Anh lớp 3-12. Đây là môn học tực chọn, giúp học sinh làm quen với tiếng Anh. Chương trình được xây dựng tập trung vào hai kỹ năng nghe và nói, sắp xếp theo mục tiêu năng lực giao tiếp và lựa chọn ngữ liệu, từ vựng tương ứng để phát triển năng lực giao tiếp tương ứng.

Tin liên quan

Đọc thêm

Phải hiện thực hóa đề án xây dựng Khu Đại học Nam Cao Giáo dục

Phải hiện thực hóa đề án xây dựng Khu Đại học Nam Cao

Chiều 20/5, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế dự án xây dựng Khu Đại học Nam Cao tại tỉnh Hà Nam và làm việc với UBND tỉnh về triển khai dự án này.
Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ Giáo dục

Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ

TTTĐ - UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục, các cơ quan đơn vị và địa phương chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ Giáo dục

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ

TTTĐ - Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vừa tổ chức hành trình “Chuyến xe hướng nghiệp Đức - Mang triệu ước mơ”, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên.
Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo không chỉ là lợi thế, mà còn trở thành yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) tự hào là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về ngôn ngữ và giao tiếp quốc tế, mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên trong môi trường toàn cầu.
Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập Giáo dục

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập

TTTĐ - Trong bối cảnh chủ trương sáp nhập xã, phường đang được triển khai mạnh mẽ trên cả nước, phụ huynh, học sinh cần chú ý quy định về điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.
Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc Giáo dục

Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc

TTTĐ - Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng hơn 300 giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Sự kiện nhằm ghi nhận nỗ lực của ngành Giáo dục quận, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của Thủ đô.
Phút xúc động của học sinh được kết nạp Đảng trong ngày sinh nhật Bác Giáo dục

Phút xúc động của học sinh được kết nạp Đảng trong ngày sinh nhật Bác

TTTĐ - Vào đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đảng bộ Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 3 học sinh ưu tú.
Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc Giáo dục

Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

TTTĐ - Ngày 23/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh tiêu biểu, xuất sắc.
Học sinh Hanoi Academy trúng tuyển đại học danh giá Giáo dục

Học sinh Hanoi Academy trúng tuyển đại học danh giá

TTTĐ - Ngày 17/5, Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã long trọng tổ chức “Lễ Tri ân và Trưởng thành” năm học 2024 - 2025, một sự kiện đặc biệt dành tặng học sinh khối 12.
Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh Giáo dục

Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/5, Trung tâm Ngoại ngữ Kella tổ chức vòng chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh - Kella in Life 2025.
Xem thêm