Mực nước các sông dâng cao, Hà Nội tăng cường bảo vệ đê điều
Thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều |
Lực lượng chức năng giúp nông dân gặt lúa ngập úng sau bão |
Vẫn còn nhiều điểm úng ngập trong nội thành
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 11/9 và ngày 12/9, thành phố Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa vừa, có nơi mưa to và dông, sau có mưa, mưa rào rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Về tình hình ngập úng, tại khu vực nội thành: Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 6h30 ngày 12/9 trên địa bàn TP còn xuất hiện các điểm úng ngập, cụ thể: Lưu vực Cầu Bây: Vũ Xuân Thiều, đoạn cuối phố Hoa Lâm, Cổ Linh, Đàm Quang Trung (phía sau AEON), Ngọc Lâm.
Nước sông Đuống tràn vào địa phận xã Phù Đông (huyện Gia Lâm). Ảnh: Trung Hiếu |
Phía hữu sông Nhuệ: Đại lộ Thăng Long (ngã 3 giao Lê Trọng Tấn); các hầm chui số 3, số 5, số 6, Km9+656); đường Quyết Thắng, Phố Nhuệ Giang. Phía Tả sông Nhuệ: Phùng Hưng (đoạn cây xăng Yên Phúc); Cầu Bươu (Bệnh viện K - Mương Yên Xá); Yên Xá; Võ Chí Công (Tòa nhà UDIC).
Để đảm bảo công tác phòng, chống úng ngập, hạ mực nước đệm trên hệ thống Công ty đã vận hành Trạm bơm Yên Sở 20/20 bơm.
Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tính đến thời điểm 19h ngày 11/9, tình hình úng ngập như sau: lúa bị đổ 24.766 ha; lúa bị ngập 2.553,9 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 4.705,1 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 12.559,2 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 94 ha; gia súc bị chết 79 con; gia cầm chết, thất lạc 39.732 con; cây xanh gẫy đổ 103.511 cây (theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã bao gồm cây đô thị và các loại cây khác)...
Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai
Về công tác cứu trợ và khắc phục: Huyện Chương Mỹ sẵn sàng huy động 5.063 lực lượng xung kích và 357 phương tiện tham gia; dự trữ đất, cát: 16.640m3; bao tải 100.000 cái; đã triển khai cắt tỉa cây xanh trên địa bàn, tháo dỡ pano, áp phích không đảm bảo an toàn, hỗ trợ Nhân dân kê kích tài sản, di chuyển người, vật nuôi khu vực không an toàn đến nơi trú tránh.
Toàn huyện đã huy động 4.652 người; 59.100 bao tải; 1.620m2 bạt; 7.856m3 đất đá; 129 phương tiện đắp chống tràn vào khu vực dân cư; đã tổ chức sơ tán 1.296 hộ với 5.444 nhân khẩu đến nơi an toàn. Huyện tiếp tục rà soát, tổ chức sơ tán ngay các hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân ngăn nước tràn vào khu dân cư |
Huyện Quốc Oai: Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện đã huy động hơn 250 xe các loại như máy cẩu, máy xúc, máy cưa, máy cắt; 3500 người, trong đó lực lượng Quân đội 150 người, dân quân tự vệ 723; Công an 200 người, lực lượng an ninh cơ sở 400 người; thanh niên, phụ nữ, Nhân dân trên địa bàn thuộc 21 xã, thị trấn 2.027 người tổ chức giải tỏa kịp thời cây đổ, gãy, vệ sinh môi trường (VSMT) không để ùn tắc giao thông và VSMT. Huyện tổ chức sơ tán 226 hộ với 860 người.
Huyện Thạch Thất: Huy động 1865 người và các phương tiện (10 máy nâng, 28 máy xúc, 17 xe tải, 102 cưa máy, 106 cưa tay, 2 máy hàn, 397 dao, 300 đèn pin, 230 cọc chống) để tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3. Ngoài ra, huyện còn huy động lực lượng Quân đội tại các đơn vị đóng quân trên địa bàn, lực lượng Công an huyện, xã để tập trung giải quyết, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra trên địa bàn.
Huyện Thanh Oai: Xí nghiệp La khê huy động 1.500 bao tải, 500 cọc tre phối hợp với địa phương gia cố kênh Yên Cốc các điểm sung yếu tại xã Tam Hưng trong bão số 3 và hiện đang tiếp tục huy động để vật tư, phương tiện, nhân lực phục vụ ứng phó với mưa lớn, lũ. Huyện huy động 200 người khắc phục sự cố sạt lở đê tả Đáy, xã Thanh Cao.
Huyện Thạch Thất: Huy động 1.865 người và các phương tiện (10 máy nâng; 28 máy xúc, 17 xe tải; 102 cưa máy; 106 cưa tay; 2 máy hàn; 397 dao, 300 đèn pin, 230 cọc chống) để tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3. Ngoài ra, huyện còn huy động lực lượng Quân đội tại các đơn vị đóng quân trên địa bàn, lực lượng Công an để tập trung giải quyết, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra trên địa bàn.
Quận Hà Đông: Huy động 3.125 người (Ban chỉ huy Quân sự quận 40, Sư đoàn 301 160, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển 50, Học viện Chính trị 120, Học viện Quân y 115, lực lượng dân quân phường 1.420 và 1.735 vật tư, trang thiết bị các loại (gồm: cưa các loại, cuốc xẻng, dao các loại, ô tô các loại, xe cẩu, xe nâng, máy xúc, máy phát điện, kìm cộng lực, búa tạ, đèn pin,...).
Huyện Phúc Thọ: Đã huy động lực lượng thực hiện cắt, tỉa, xử lý 100% các cây gãy, đổ ra khỏi khu vực, đảm bảo giao thông đi lại và xử lý xong 8 công trình bị hư hỏng, tốc mái. Huyện đã tiêu úng lúa, buộc dựng được 538,3 ha, còn lại 491,2 ha. Rau màu tiêu úng được 77,4 ha, còn lại 276,1 ha ngập và dập nát ảnh hưởng năng suất... Xã Tích Giang di dời 35 người bị ảnh hưởng bởi mực nước sông Tích và xây dựng phương án sơ tán 33 hộ với 115 nhân khẩu khi cần thiết.
Huyện Hoài Đức: Công ty Điện lực Hoài Đức đã khắc phục xong 13 sự cố đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân sau bão. Các trục đường giao thông trên địa bàn huyện đã cắt tỉa cây bị gãy, quyét dọn vệ sinh. Số cây không khắc phục được khoảng 200 cây, chủ yếu là cây cổ thụ, dân tự trồng.
Huyện Mỹ Đức: Huy động lực lượng trên 3.760 người; 27 ô tô các loại; 11 máy súc; 2 cưa máy; 20 thuyền; khoảng trên 830 m3 cát; trên 500 m3 đất; trên 31.000 chiếc bao tải; cuốc, xẻng, để khắc phục các sự cố do bão gây ra; huy động lực lượng 135 người thuộc lực lượng vũ trang hỗ trợ Nhân dân xã An Phú thu hoạch trên 40 ha lúa...
Quận Hoàn Kiếm: Cây xanh đổ, gẫy, bật gốc trên toàn bộ địa bàn tổng số 697 cây. Đến nay đã cắt dọn, giải tỏa được trên 665 cây đổ, gãy. Giao thông trên các trục đường chính, khu vực trung tâm đã thông suốt. Quận huy động tổng lực gần 2.500 người; di chuyển 1203 hộ với 3672 người ra khỏi khu vực ngập lụt, nguy hiểm.
Quận Hai Bà Trưng: Huy động 1.536 người; 15 máy phát điện, 3 ô tô tải, 1 xe cần cẩu thanh phai, 2 máy xúc, 15 thuyền tôn; 1.536 bộ quần áo mưa các loại, ủng, mũ cối, áo phao, phao tròn và các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết; 1.000 bao tải dứa, 1.000 bao tải đay, 50m3 (cát, đá, sỏi, đá dăm, đất). Di dời 250 hộ với 1.000 nhân khẩu sát bờ sông thuộc phường Bạch Đằng và 5 hộ dân phường Thanh Lương.
Quận Hoàng Mai: Số hộ dân ở bãi sông Hồng thuộc diện nguy hiểm khi mực nước sông lên cao là 511 hộ với 1690 người; đã di dời 123 hộ với 490 người (phường Trần Phú, Thanh Trì) và di chuyển khoảng 450 người sản xuất nông nghiệp ngoài đê bối.
Huyện Thanh Trì: Huy động lực lượng trên 1.000 người để xử lý khẩn cấp sự cố đê sông Nhuệ, xã Đại Áng. Huyện di chuyển 2.944 hộ dân với 8.034 người tại các vùng bị ngập đến nơi ở an toàn (xã Yên Mỹ: 850 hộ với 2.436 người; xã Duyên Hà: 897 hộ với 2.482 người; xã Vạn Phúc: 1.197 hộ với 3.116 người); di chuyển 8.382 con gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Huyện Phú Xuyên: Để đảm bảo chống úng, từ ngày 7-11/9, Xí nghiệp Thủy lợi đã vận hành 67 trạm bơm với 158 máy để tiêu thoát nước đệm trên kênh mương, đồng ruộng. Hiện tại không có diện tích sản xuất nông nghiệp bị gập úng; di dời 73 hộ dân.
Quận Long Biên: Đến nay, trên địa bàn quận đã thực hiện di dời 970 người ra khỏi khu vực nguy hiểm (các phường Cự Khối 619 người, Ngọc Thuỵ: 142 người; Long Biên: 30 người; Bồ Đề: 68 người; Giang Biên: 95 người; Ngọc Lâm: 16 người).
Huyện Gia Lâm: Huy động khoảng 1.600 người; 22 xe ô tô các loại, 22 cưa máy các loại, 50 bộ áo mưa, 59 áo phao, 30 phao tròn, 20 đôi ủng, 5 xà beng, 20 cuốc, 20 xẻng, 7 vồ, 40 xảo sắt, 20 quang gánh đôi, 300 bao tải, 32 dao tông.
Diện tích còn lại đang bị ảnh hưởng 27 ha (đã khắc phục được 100/127 ha); diện tích hoa, cây cảnh đã khắc phục được 60/272 ha; cây ăn quả đã khắc phục được khoảng 60/946 ha; 31/31ha diện tích thủy sản do tràn bờ đã cơ bản khắc phục xong; về công trình nhà cửa bị tốc mái đã khắc phục được khoảng 238/284 nhà.
Hiện nay mực nước sông hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy đang duy trì ở mức cao gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực ven sông, khu vực trũng thấp đe dọa đến an toàn đê điều, tính mạng, tài sản của nhà nước và Nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành thành phố một số nội dung sau:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và tành phố; tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố theo quy định.
Các quận, huyện tăng cường kiểm tra hiện trường, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác bảo vệ đê theo các cấp báo động, kịp thời phát hiện các sự cố và xử lý kịp thời ngay giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các quận, huyện rà soát các khu dân cư ngoài bãi sông, khu vực bị ngập lụt, nguy hiểm và thực hiện phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, kiên quyết di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Hiện, mực nước sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ đang ở mức cao, nguy cơ mất an toàn, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố về việc dừng bơm nước ra hệ thống sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ.