Mỹ sẽ đóng góp hơn 200 triệu USD cho WHO vào cuối tháng 2
Chùm ảnh: Bão tuyết càn quét nhiều vùng tại Mỹ Ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ “Cơn ác mộng” của ngành làm đẹp tại xứ sở cờ hoa |
“Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của chúng tôi với tư cách là thành viên của WHO. Nó cũng phản ánh cam kết mới của chúng tôi trong việc đảm bảo WHO có được sự ủng hộ cần thiết để dẫn dắt cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu hiện nay”, ông Blinken tuyên bố tại cuộc họp ngày 17/2 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết sẽ làm việc với các đối tác trên toàn cầu để mở rộng năng lực sản xuất, phân phối và tiếp cận vắc-xin, bao gồm cả những đối tượng thiệt thòi.
Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken cho biết nước này sẽ đóng góp hơn 200 triệu USD cho WHO (Ảnh: Reuters) |
Tuyên bố của ông Blinken được đưa ra khi Tổng thống Joe Biden đang cố để giải quyết đại dịch Covid-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,4 triệu người trên khắp thế giới và lây nhiễm cho hơn 109,6 triệu người. Riêng Mỹ đã ghi nhận hơn 27,7 triệu ca nhiễm Covid-19 và ít nhất 488 nghìn người thiệt mạng.
Ngay trong ngày nhậm chức 20/1 vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã ký một loạt sắc lệnh đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, trong đó đáng chú ý là đình chỉ tiến trình rời khỏi WHO.
Trước đó vào tháng 4/2020, cựu Tổng thống Trump cho biết ông đã đình chỉ tài trợ của Mỹ cho WHO trong khi chờ xem xét vai trò của WHO “trong sai lầm nghiêm trọng về công tác quản lý và che đậy sự lây lan của virus SARS-CoV-2”.
Đến tháng 7, chính quyền Trump đã đệ trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc thông báo rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới trước ngày 6/7/2021 vì cho rằng tổ chức này đã bênh vực Trung Quốc và giúp nước này che giấu đại dịch.
Mới đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ đầu tư gần 200 triệu USD nhằm tăng cường giải trình tự gene, xác định các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Khoản đầu tư này sẽ giúp Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tăng cường năng lực giải trình tự gene của các mẫu bệnh phẩm lên gấp 3 lần từ khoảng 7.000 lên xấp xỉ 25.000 mẫu/tuần. Tính đến ngày 16/2, Mỹ đã phát hiện 1.277 ca nhiễm biến thể lần đầu được phát hiện tại Anh. Trong đó, đã có ca đầu tiên nhiễm đột biến thường xuất hiện trong các biến thể có nguồn gốc ở Nam Phi, Brazil và được cho là khiến virus có khả năng chống lại các kháng thể do cơ thể người tạo ra. Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng sẽ dành 650 triệu USD để tăng cường xét nghiệm tại các trường học và những khu vực khó khăn như nơi ở của người vô gia cư, đồng thời chi 815 triệu USD để tăng cường năng lực sản xuất các thiết bị xét nghiệm. |