Tag
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà:

Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Môi trường 12/09/2024 20:45
aa
TTTĐ - Chiều 12/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tình trạng ngập lụt tại tỉnh Nam Định.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra phòng chống bão YAGI tại Nam Định Nam Định cần rà soát các vùng có nguy cơ cao để có kế hoạch căn cơ trong di dời người dân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tình trạng ngập lụt tại tỉnh Nam Định - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tình trạng ngập lụt tại tỉnh Nam Định - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tham gia đoàn công tác của Phó Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan...

Tại xã Mỹ Tân (TP Nam Định), ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định cho biết, theo cập nhật mới nhất, mực nước sông Đào (Nam Định) vượt 102 cm so với báo động 3. Dự báo, lũ trên sông Đào sẽ đạt đỉnh vào đêm nay và sau đó nước sẽ rút dần. Tình trạng ngập sâu sẽ giảm dần, bắt đầu từ sáng mai.

UBND tỉnh đã yêu cầu 9 huyện, thành phố trên địa bàn thành lập 22 sở chỉ huy hiện trường. Trong đó, các huyện có tình trạng nghiêm trọng có tới 4 sở chỉ huy, đặc biệt có các sở chỉ huy hiện trường, có sự tham gia của lực lượng quân sự, công an, biên phòng, nông nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, điều phối lực lượng tới các địa phương. Điểm nào thiếu vật tư, nhân lực, tỉnh sẽ kịp thời phân phối.

Phó Thủ tướng trò chuyện, chia sẻ với người dân Nam Định - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng trò chuyện, chia sẻ với người dân Nam Định - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cả hệ thống chính trị tỉnh Nam Định lo cho người dân, không để người nào bị thiếu đói, quan tâm người già, người cô đơn, người đau ốm và yếu thế. Các cấp chính quyền huy động các nguồn lực, huy động phương châm "4 tại chỗ"; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, trực chiến 24/24 giờ.

Đến thời điểm này, tính mạng con người được đảm bảo an toàn tuyệt đối, những tài sản lớn hầu như không bị ảnh hưởng.

Phó Thủ tướng và đoàn công tác cũng tới thăm, động viên người dân, các cháu học sinh đang sơ tán tại Trường Tiểu học và THCS Mỹ Tân (xã Mỹ Tân) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng và đoàn công tác cũng tới thăm, động viên người dân, các cháu học sinh đang sơ tán tại Trường Tiểu học và THCS Mỹ Tân (xã Mỹ Tân) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tỉnh Nam Định đã sơ tán hơn 15.000 người ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt, cô lập. Trong đó, xã Mỹ Tân sơ tán 8.000 người, huyện Ý Yên gần 4.200 người, huyện Trực Ninh khoảng 1.500 người. Nam Định quán triệt tinh thần phát hiện dấu hiệu nước dâng nguy hiểm đến người dân sẽ xử lý triệt để ngay từ cơ sở. Trường hợp cần thiết sẽ tăng cường lực lượng từ tỉnh xuống địa bàn các xã để hỗ trợ, xử lý. Lực lượng xung kích chính là lực lượng quốc phòng, công an, biên phòng, các lực lựng có hiệp đồng tác chiến.

"UBND tỉnh đã xây dựng các kịch bản ứng phó theo tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp khẩn cấp sẽ xin chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ", ông Trần Anh Dũng cho biết.

Phó Thủ tướng mong muốn người dân nhanh chóng vượt qua khó khăn do thiên tai, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt, sản xuất thường ngày - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng mong muốn người dân nhanh chóng vượt qua khó khăn do thiên tai, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt, sản xuất thường ngày - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm với tinh thần 4 tại chỗ trong phòng, chống bão số 3 và khắc phục hậu quả ngập lụt sau bão của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Nam Định, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích... và đặc biệt là người dân đã tuân thủ các hướng dẫn, biện pháp phòng chống bão, lụt, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp của mưa lũ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo kịp thời với mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho Nhân dân là trên hết, trước hết.

Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Do đó, tỉnh Nam Định cần tiếp tục chủ động, chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Đến sáng mai, theo dự báo mực nước sẽ giảm chậm. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ưu tiên cao nhất bảo vệ con người và tài sản của dân, ưu tiên chống lũ và bảo vệ đê, nên mục tiêu hồ đập lớn được điều tiết để xả ít nhất, để tối đa chống lũ, bảo đảm an toàn đê điều, ngăn ngừa nguy cơ sạt lở và giảm thiểu thiệt hại sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng đã chỉ đạo điều tiết công suất của Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình để ưu tiên giảm lũ cho hệ thống sông Hồng với lưu lượng xả giảm còn 1.200 m3/s

Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Ghi nhận sự chủ động của Nam Định trong công tác chống lũ, Phó Thủ tướng đề nghị, Nam Định tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ người dân. Chính quyền cùng người dân giải quyết các vấn đề khắc phục sau ngập lụt, như vấn đề nước uống, dọn dẹp vệ sinh môi trường, dịch bệnh…

Bộ Y tế nắm bắt tình hình nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo phòng chống chủ động sau khi nước lũ rút đi. Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm vật tư, hoá chất xử lý ô nhiễm môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương họ trợ người dân chuẩn bị giống hoa màu, phân bón... để người dân nhanh chóng quay trở lại sản xuất, chuẩn bị cho dịp cuối năm.

Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

Phó Thủ tướng lưu ý, mặc dù 5 tuyến đê biển của Nam Định vẫn an toàn nhưng cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định nhiệm vụ cụ thể, bao gồm cả đầu tư hạ tầng thiết yếu nhằm chủ động hơn nữa với thiên tai, bão lũ trong thời gian tới; báo cáo Trung ương những vấn đề vượt khả năng của tỉnh.

Phó Thủ tướng và đoàn công tác cũng đã tới thăm, động viên người dân, các cháu học sinh đang sơ tán tại Trường Tiểu học và THCS Mỹ Tân (xã Mỹ Tân).

Hiện nay, có khoảng hơn 250 cháu học sinh có nhà bị ngập lụt được các thầy, cô giáo bố trí học, ăn, ở tại chỗ.

Phó Thủ tướng mong muốn người dân nhanh chóng vượt qua khó khăn do thiên tai, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt, sản xuất thường ngày.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm