Tag

Nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân

Môi trường 29/02/2024 15:30
aa
TTTĐ - Là địa bàn có nhiều làng nghề, huyện Thường Tín kết hợp, liên thông việc thực hiện Chương trình số 08 - Ctr/TU với các chương trình mục tiêu quốc gia để khai thác hiệu quả việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là trong công tác bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch.
Lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm của quy hoạch đô thị Tạo điều kiện để người cao tuổi nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp cho thành phố Nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc người dân Thủ đô

Đó là một trong các yêu cầu của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tại buổi giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU tại huyện Thường Tín, sáng nay (29/2).

Nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân
Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi giám sát

Giải quyết việc làm đạt 106% kế hoạch

Báo cáo của huyện Thường Tín cho thấy, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025 đã được tổ chức triển khai nghiêm túc gắn với trách nhiệm chuyên môn cụ thể của từng ngành, lĩnh vực trong toàn huyện và tại các xã, thị trấn. Đến nay, các nhóm tiêu chí đều cơ bản hoàn thành; cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn còn 0,4% (hoàn thành chỉ tiêu); tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm đạt 77,2% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2023 còn 23 hộ (chiếm tỷ lệ 0,03%, đạt dưới 1% theo chuẩn mới của TP).

Huyện đã hoàn thành và tiếp tục duy trì tỷ lệ 100% người thuộc diện bảo trợ được hưởng trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ BHYT theo quy định. Duy trì 100% cá nhân, hộ gia đình gặp rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được trợ giúp đột xuất kịp thời; 100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí.

Về phát triển thị trường lao động, tạo việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năm 2023, huyện đã giải quyết việc làm cho 3.928 (đạt 106% kế hoạch giao). Công tác đào tạo nghề được triển khai nhiều nội dung, đặc biệt quan tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề miễn phí cho con em đối tượng chính sách, hộ nghèo, hội viên nông dân.

Nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Tín Tạ Hữu Thọ báo cáo tại buổi giám sát

Để mở rộng, bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp và khắc phục tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, huyện đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đến năm 2023 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,7%, tăng 2,67% tương ứng tăng 5.230 người so với tháng 12/2022 (đạt 98,6% mục tiêu đến cuối năm 2025); tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi đến năm 2023 là 21.443 người (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022), đạt 43,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2023 đạt 99,3% mục tiêu đến cuối năm 2025.

Trong việc thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, hàng năm UBND huyện đã chủ động xây dựng và ban hành Kế hoạch giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo cho UBND các xã, thị trấn trên địa bàn; hạn chế các hộ tái nghèo với nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng nguồn xã hội hóa của các cấp.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, phòng, chống dịch bệnh; vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân tiếp tục được quan tâm đến. Đến nay, 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Để thực hiện các tiêu chí về nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân dân, ngay từ đầu năm huyện đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo quyết liệt các phòng ban, ngành, các xã, thị trấn thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, do đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao.

Nhận diện rõ hơn những chỉ tiêu đạt thấp

Nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-Ctr/TU phát biểu tại buổi làm việc

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-Ctr/TU, muốn thực hiện tốt các chỉ tiêu của chương trình, thời gian tới huyện Thường tín cần tập trung phát triển kinh tế, tạo cơ sở để nâng cao đời sống người dân.

Hiện nay, dự án đường Vành đai 4 đã khởi công, huyện cần chú trọng phát triển các khu công nghiệp để tạo việc làm cho người dân. Cùng với đó, huyện phải dự báo được diễn biến từ nay đến năm 2025 để duy trì phát triển hệ thống an sinh xã hội. Đặc biệt phải tính đến tình huống bất ngờ, phát sinh để trong mọi tình huống cuộc sống người dân ổn định.

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Huyện ủy và lãnh đạo huyện Thường Tín tập trung tốt hơn nữa vào công tác tuyên truyền về vai trò của các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị xã hội, tạo được niềm tin của người dân; nghiên cứu cơ chế chính sách để tạo nguồn, hành lang pháp lý thực hiện Chương trình như tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất, thúc đẩy chính sách cụ thể để xóa hộ nghèo, đảm bảo an sinh.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Đoàn giám sát đề nghị huyện tiếp tục nhận diện đầy đủ hơn và chỉ rõ cách làm phù hợp đối với một số chỉ tiêu đạt thấp như lệ hỏa táng, bảo hiểm y tế tự nguyện...

Trong giải pháp khắc phục, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, vận động để lan tỏa Chương trình đến các cấp ủy, chính quyền và các doanh nghiệp, Nhân dân cùng vào cuộc; tổ chức phân công, phân nhiệm, mời cơ quan chuyên môn vào cuộc tháo gỡ, hỗ trợ cho các đơn vị để hoàn thành chỉ tiêu cuối nhiệm kỳ.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu huyện Thường Tín kết hợp, liên thông việc thực hiện Chương trình số 08 - Ctr/TU với các chương trình mục tiêu quốc gia để khai thác hiệu quả việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân- nhất là công tác bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch; đồng thời, rà soát, chấn chỉnh những vướng mắc và có kiến nghị, đề xuất với TP những giải pháp để chỉ đạo hoàn thành...

Đọc thêm

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng Môi trường

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 24/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm Xã hội

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án Khu bảo tồn Cù Lao Chàm

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, TP Hội An.
Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ ngày 25/7, mưa lớn ở Tây Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 24/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 Môi trường

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi.
Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng Môi trường

Mường Lát (Thanh Hoá): Mưa lũ gây thiệt hại ước tính gần 300 triệu đồng

TTTĐ - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trong những ngày qua, mưa to kéo dài trên địa bàn một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh...
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường Môi trường

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong bảo vệ môi trường

TTTĐ - Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo hội liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã và cơ sở đổi mới phương thức truyền thông, nâng cao nhận thức cho hội viên về bảo vệ môi trường.
Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên Môi trường

Khắc phục sự cố giếng nước ngầm của Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên

TTTĐ - Trước tình trạng giếng H24 (Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên tại số nhà 193, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa) bị sụt, lún, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp.
Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông Môi trường

Hà Nội đêm có mưa vừa, mưa to và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, cục bộ có nơi trên 140mm. Từ đêm 24/7, mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ giảm dần.
Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ đêm 24/7, mưa lớn ở Đông Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 23/7 đến ngày 24/7, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Xem thêm