Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số
Định hướng nghề nghiệp qua 4 yếu tố quan trọng Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề |
Đó là chia sẻ của chuyên gia gửi gắm tới các em học sinh tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” diễn ra tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Không còn băn khoăn về quy định mới
Ông Phạm Như Nghệ, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra 5 điểm mới trong xét tuyển đại học năm 2025: “Trong năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, hướng đến mục tiêu, tạo ra sự chính xác, khách quan, hỗ trợ thuận lợi cho các em học sinh xét tuyển vào đại học.
![]() |
Chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Như Nghệ, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra 5 điểm mới trong xét tuyển đại học năm 2025 |
Một trong những điểm mới so với trước là bỏ xét tuyển sớm, hướng đến sự công bằng cho các thí sinh tham gia. Khi các trường Đại học xét tuyển sớm, các em học sinh sẽ không còn để tâm đến học tập; số chỉ tiêu tuyển sinh sau khi xét tuyển còn lại rất ít dẫn đến điểm thi sau kỳ thi THPT Quốc gia tăng cao, không còn cơ hội cho các thí sinh khác. Để tránh tình trạng đó, các trường trong năm nay sẽ xét chung đợt với điểm thi tốt nghiệp, đồng thời quy đổi điểm giữa các phương thức, tổ hợp về thang chung”.
Ông Phạm Như Nghệ cho biết, học sinh cần chú ý trong kỳ thi là các em được xét tuyển thẳng không được xác nhận nhập học sớm như trước. Mỗi bạn vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ. Các em chỉ phải thi tốt nghiệp 4 môn, không hạn chế tổ hợp xét tuyển với yêu cầu sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp để quy đổi thành môn ngoại ngữ trong xét tuyển; tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét.
![]() |
Những chia sẻ của ông Phạm Như Nghệ đã thu hút đông đảo học sinh quan tâm |
Để học sinh có thể hoàn thành tốt kỳ thi quan trọng, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra những lời khuyên về các mốc thời gian và một số lưu ý để các em chọn được nguyện vọng và trường phù hợp nhất với mong muốn và nguyện vọng của bản thân.
Đừng lo bị trí tuệ nhân tạo "tranh việc"
Chia sẻ về câu hỏi” Trí tuệ nhân tạo (AI) liệu có ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường”, TS Hà Mạnh Tuấn, Phó trưởng Ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đa ngành nghề, tập trung chủ yếu là khoa học kỹ thuật. Các bạn sinh viên trong trường từ lâu đã làm quen với các công cụ trí tuệ nhận tạo. Chat GPT, Deepseek, Gemini,… trở thành “trợ lý” song hành với quá trình học tập của các em.
![]() |
TS Hà Mạnh Tuấn, Phó trưởng Ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ tại chương trình |
“Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và coi đây là nền tảng cốt lõi. Trước làn sóng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, thị trường lao động đang có những thay đổi sâu sắc.
"Một cánh cửa đóng lại sẽ mở ra nhiều cánh cửa khác", với những lợi thế sẵn có, cùng sự đổi mới trong đào tạo và kết nối doanh nghiệp, sinh viên vẫn có nhiều cơ hội nếu chủ động trang bị kỹ năng để thích ứng với xu hướng mới”, TS Hà Mạnh Tuấn cho biết.
![]() |
Nhiều băn khoăn của học sinh đã được các chuyên gia giải đáp tại chương trình |
Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons cho rằng ngay cả những ngành kỹ thuật "truyền thống" như xây dựng, AI cũng để lại những tác động nhất định.
Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất là AI có thể được triển khai ở toàn bộ các bước thiết kế để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và nhanh chóng tạo ra các dự án chất lượng cao, với chi phí thấp hơn như thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng của địa điểm xây dựng công trình; nghiên cứu đề xuất các ý tưởng thiết kế; triển khai các nội dung thiết kế kỹ thuật, chuyển đổi để có thể áp dụng cho các quy trình xây dựng hiện đại theo hướng công nghiệp hóa xây dựng…
![]() |
Anh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons |
Dưới góc nhìn của anh Phạm Ngọc Thạch – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons, các bạn học sinh có định hướng theo đuổi các ngành kỹ thuật, đặc biệt là những ngành “truyền thống” như xây dựng, không nên lo lắng hay e ngại trước sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI). Thay vào đó, các bạn nên chủ động cập nhật công nghệ, học hỏi thêm kỹ năng mới và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi.
Đồng hành cùng thế hệ trẻ, Viteccons hiện đang triển khai nhiều chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên theo học ngành xây dựng. Đây là một trong những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tiếp thêm động lực và tạo điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ phát triển bản thân, theo đuổi đam mê nghề nghiệp trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Nhiều nỗi lo chọn ngành, xét tuyển
Gửi tới nhà giáo Đặng Thị Tách, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng trường THPT Hà Đông, chị Hoàng Thuý Hoà (quận Hà Đông, TP Hà Nội) chia sẻ nỗi băn khoăn khi định hướng nghề cho con, em mình.
“Cha mẹ thường nghĩ rằng đó là mình lo cho tương lai của con, muốn những điều tốt đẹp nhất nên mới định hướng vào những ngành nghề như vậy, bất kể con có thích hay không.
![]() |
Nhà giáo Đặng Thị Tách, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng trường THPT Hà Đông chia sẻ tại chương trình |
Việc chọn nghề là việc rất quan trọng với các em học sinh. Trên thực tế, chính con mới là người làm chủ nghề nghiệp của mình, là người sống với nghề, thực hành nghề, có năng lực, tâm huyết với nghề chứ không phải cha mẹ”, nhà giáo Đặng Thị Tách cho biết
Phó Chủ tịch Hội đồng trường THPT Hà Đông cũng đưa ra lời khuyên để các em học sinh tìm được ngành nghề phù hợp cần dựa trên các cơ sở: Năng lực, đam mê, xem xét thực tế,… từ đó chia sẻ, góp ý với bố mẹ.
![]() |
Hơn 2.000 học sinh, phụ huynh dự chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” diễn ra tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội) |
“Định hướng nghề nghiệp không phải là việc của một giờ, một ngày. Đối với cha mẹ, trong suốt quá trình nuôi con khôn lớn, trưởng thành, phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng. Cha mẹ hướng con thi vào trường nào có thể đậu được với năng lực hiện tại hơn là vào trường phù hợp với hứng thú, sở thích của con, không nên gây áp lực, ép con theo ngành nghề con không phù hợp”, nhà giáo Đặng Thị Tách chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Mở rộng cơ hội, phát triển bản thân từ thói quen tự học ngoại ngữ

Hà Nội trao bằng chứng nhận 412 trường đạt chuẩn quốc gia
