Nấu kiểu này bảo sao con ăn toàn của ngon vật lạ vẫn bị suy dinh dưỡng
Mỗi loại thực phẩm đều có thành phần dinh dưỡng đặc trưng khác nhau. Có những loại thực phẩm khi kết hợp với nhau trở thành cặp đôi thực phẩm vàng. Song cũng có những nhóm thực phẩm mà thành phần dinh dưỡng không tương đồng, khi kết hợp với nhau chúng sẽ phá hủy những giá trị dinh dưỡng vốn có, khiến cơ thể không dung nạp được chất, thậm chí là gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, các thành phần trong thức ăn luôn có sự tương tác rất phức tạp. Vì vậy, việc nắm được nguyên tắc kết hợp thực phẩm trong nấu ăn sẽ là điều kiện cốt lõi để các bà nội trợ chăm sóc sức khỏe gia đình mình tốt hơn.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải khi chế biến món ăn, chăm sóc gia đình hàng ngày
1. Hải sản ăn với đậu, khoai lang và cải bó xôi
Các loại thực phẩm như đậu, khoai lang và cải bó xôi có chứa hàm lượng cao axit Phytic. Khi chế biến chúng với những loại hải sản như tôm, cua với hàm lượng canxi cao thì axit này sẽ liên kết với canxi để tạo thành muối. Kết quả là cơ thể sẽ không hấp thụ được canxi mà ngược lại, thận và gan còn phải làm việc nhiều hơn để “tống” bớt muối ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.
Do đó, nếu thực đơn bữa ăn cho bé và gia đình bạn đã có hải sản thì nên tránh sự xuất hiện của đậu, đậu phụ, khoai lang hay rau cải bó xôi để không bị phí tiền mà hại sức khỏe nhé!
2. Thịt lợn và đậu nành
Thịt lợn vốn là nhóm thực phẩm rất giàu protein động vật, trong khi đó các chế phẩm từ đậu nành lại chứa một lượng lớn protein thực vật. Sự kết hợp của 2 nhóm thực phẩm rất giàu protein sẽ tạo thành gánh nặng của cơ thể trong quá trình hấp thu.
Vì vậy, khi đã cho con ăn thịt rồi thì đừng dại mà cho con uống thêm cốc sữa đậu nành ngay sau đó nếu không muốn bé bị đầy bụng, khó tiêu.
3. Gan nấu với cần tây hoặc cà rốt
Gan được cho là thực phẩm rất giàu chất sắt. Song nếu chế biến gan với rau cần tây hoặc cà rốt thì bao nhiều chất sắt trong gan đề “đổ sông đổ biển” hết. Lý do là bởi, rau cần tây hay cà rốt là nhóm thực phẩm chứa nhiều Cellulose. Chất này là xung khắc và ngăn cản sự hấp thu chất sắt vào cơ thể.
Vì vậy, nếu chế biến gan kết hợp với cần tây hoặc cà rốt thì chẳng khác nào bạn cho bé nhà bạn và cả nhà nhai rơm đâu.
4. Nấu canh, súp có chứa củ cải lẫn cà rốt
Nói đến đây hẳn nhiều bà nội trợ sẽ giật mình. Bởi canh xương nấu với củ cải, cà rốt vừa ngọt vừa hấp dẫn, nhiều người sẽ thích mê. Nhưng bạn có biết, lượng enzyme có trong cà rốt có thể phá hủy và làm mất đi hoàn toàn hàm lượng vitamin C có trong củ cải. Do đó, xét về mặt dinh dưỡng, đây là sai lầm trong nguyên tắc chết biến món ăn mà các bà nội trợ cần biết.
5. Óc lợn kết hợp với trứng gà
Trong chế biến món ăn, không phải cứ bổ + bổ sẽ thành “đại bổ” đâu. Đơn cử như óc lợn và trứng gà đều là 2 thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Song nếu kết hợp chúng với nhau trong một món ăn sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu vượt cao quá ngưỡng.
Vì vậy, nếu mẹ nào có thói quen đập trứng gà vào óc lợn rồi rán lên hoặc hấp chúng cùng nhau để làm món ăn hàng ngày, thì nên từ bỏ ngay nếu không muốn sức khỏe gia đình mình bị nguy hại nhé!
6. Ăn cam và sữa cùng một lúc
Các loại hoa quả có chứa hàm lượng acid AHA cao như cam, chanh, bưởi đều rất kỵ với protein trong sữa, làm giảm khả năng hấp thụ các chất trong sữa vào cơ thể và gây hại cho bộ máy tiêu hóa. Do đó, không nên ăn những loại trái cây này cùng với khoảng thời gian uống sữa. Khoảng cách tối thiểu giữa những lần ăn 2 nhóm thực phẩm này phải từ 2 tiếng trở lên để đảm bảo hấp thu hết các dưỡng chất.
7. Uống nước ngọt có ga khi ăn cơm
Đừng dại mà uống nước có ga khi ăn cơm
Nhiều người thường có thói quen vừa ăn cơm vừa uống nước có ga và nghĩ rằng như thế cho dễ tiêu hóa. Đặc biệt là các em nhỏ, đôi khi được cha mẹ chiều cứ phải có cốc nước ngọt bên cạnh mới chịu ăn cơm.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm trong cách kết hợp thực phẩm. Các thành phần trong nước ngọt có ga sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và ảnh hướng nghiêm trọng đến bộ máy tiêu hóa.