Ngành Giáo dục Hà Nội tri ân nhà giáo tham gia chiến trường
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam |
Đó là 105 nhà giáo, đại diện hơn 1.500 nhà giáo đã tham gia kháng chiến. Hầu hết các nhà giáo hiện đã cao tuổi, trong đó người ít tuổi nhất đã trên 70, người cao tuổi nhất là Đại tá, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, hiện đã 92 tuổi.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Cựu giáo chức TP Hà Nội, gần 1.500 nhà giáo Hà Nội tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia (B, C, K); trong đó hơn 200 nhà giáo đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
![]() |
Toàn cảnh buổi gặp mặt |
Hà Nội còn một lực lượng nữa là nhà giáo theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào làm công tác giáo dục trong miền Nam, đặt nền móng nền giáo dục cách mạng ngay trong vùng địch hậu.
Lực lượng này đã có mặt trên khắp các chiến trường B,C,K. Từ tháng 5/1961 - 12/1974, Bộ GD&ĐT đã cử 31 đoàn giáo viên từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, với tổng số 2.752 người, trong số này có 101 thầy, cô giáo là giáo viên của Hà Nội.
Sau chiến thắng, nhiều thầy, cô giáo tiếp tục với sự nghiệp trồng người. Dù ở cương vị nào, các nhà giáo - chiến sĩ Thủ đô vẫn luôn tâm huyết, cống hiến, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động.
Nhiều thầy giáo, cô giáo tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến đấu với bệnh tật, di chứng chiến tranh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
![]() |
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng quà tri ân các nhà giáo đã tham gia kháng chiến |
Bày tỏ sự tri ân, biết ơn đối với những đóng góp to lớn của các cựu giáo chức, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chia sẻ: “Khi hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của người chiến sĩ, các nhà giáo trở lại nhà trường mang theo cả những bài học từ chiến trường để dạy cho học sinh về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do.
Chính sự hy sinh và tinh thần chiến đấu kiên cường của những người thầy đã góp phần hun đúc nên truyền thống giáo dục yêu nước, trở thành niềm tự hào không thể phai mờ trong lịch sử ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Sau khi được nghỉ chế độ, các nhà giáo vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, tham gia cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và có nhiều đóng góp tích cực".
Điểm lại sự phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục Thủ đô những năm vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh: Thành tích của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hiện nay có sự hy sinh, đóng góp công sức, tâm sức của nhiều thế hệ nhà giáo, đặc biệt là thế hệ các nhà giáo lão thành thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh hôm nay sẽ tiếp tục sự nghiệp của các nhà giáo đi trước, luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”.
Tin liên quan
Đọc thêm

Quảng Ninh: 500 học sinh xếp hình Tổ quốc, hào khí non sông

Trường học Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng ngày thống nhất

Quảng Nam: Đảm bảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 an toàn, minh bạch

Chắp cánh ước mơ chinh phục tiếng Anh cho người Việt

TP Hồ Chí Minh: Phát động cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025

Kết nối công nghệ, làm chủ xu hướng tài chính số

Hà Nội tiên phong lan tỏa tinh thần học tập, kiến tạo tri thức

6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan

Hà Nội ổn định thi, tuyển sinh dù thay đổi đơn vị hành chính
