Tag

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó bão số 3

Môi trường 06/09/2024 15:02
aa
TTTĐ - Ngày 5/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Hà Nội yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống bão Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3 Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất

Công điện nêu rõ: Để chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lũ, Bộ TT&TT yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3.

Hình ảnh cơn Bão số 3 (tên quốc tế là YAGI)
Hình ảnh vệ tinh cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi)

Các đơn vị ưu tiên tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ: Triển khai và thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24h; theo dõi sát tình hình diễn biến của bão tại các khu vực ven biển và mưa, lũ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của mạng lưới và thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống bão, mưa, lũ và công tác tìm kiếm cứu nạn về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tím kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ TT&TT.

Cục Viễn thông là đầu mối tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình diễn biến của bão, mưa lũ. Tham mưu lãnh đạo Bộ các phương án chỉ đạo ứng phó kịp thời; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động nhắn tin đến các thuê bao trong vùng ảnh hưởng của bão, mưa lũ khi có yêu cầu từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

Cục Báo chí; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo diễn biến của bão, chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân theo dõi, cập nhật thường xuyên. Trong đó, các đơn vị đặc biệt chú trọng đưa các tin bài cảnh báo người dân về nguy cơ diễn ra mưa lũ sau bão và phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh do lũ, ngập lụt.

Cục Bưu điện Trung ương đáp ứng thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ứng phó với bão, mưa lũ khi có yêu cầu.

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, thành phố, các đài truyền thanh cơ sở cập nhật bản tin dự báo bão từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tăng thời lượng và tần suất phát bản tin dự báo bão, mưa lũ để thông báo kịp thời cho người dân chủ động phòng chống, đặc biệt là công tác ứng phó với mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra và công tác di dời dân ở các vùng nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Sở làm đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn cùng phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó kịp thời và đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương trong tỉnh để chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống bão, mưa lũ trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố tăng cường thông tin liên lạc tại các khu vực trọng điểm phòng, chống thiên tai của tỉnh như các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ thủy điện, hồ thủy lợi xung yếu và các khu vực có thể bị ảnh hưởng của thiên tai.

Đồng thời, các Sở xác định các xã bị mất liên lạc do ảnh hưởng của bão, mưa lũ để phối hợp với Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai roaming giữa các mạng nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó với bão, mưa lũ.

Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tập trung triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão, mưa lũ, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra.

Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông tập trung gia cố lại toàn bộ nhà trạm, cột cao, cột ăng ten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ; bổ sung kịp thời các thiết bị dự phòng trên mạng lưới như thiết bị nguồn điện, máy nổ, nhiên liệu máy nổ, ắc quy cho các đơn vị trên địa bàn dự kiến nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ; sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo bão, mưa lũ tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng theo yêu cầu của Bộ TT&TT; Sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu của Bộ TT&TT.

Đối với các doanh nghiệp bưu chính cần rà soát hệ thống đường thư bưu chính, lên phương án đảm bảo an toàn thông tin bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão, mưa lũ; Trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên đi làm nhiệm vụ ứng cứu thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc ngoài hiện trường.

Đọc thêm

Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất Môi trường

Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất

TTTĐ - Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Quân đội, Công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất.
Bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân trước "siêu bão" Yagi Môi trường

Bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân trước "siêu bão" Yagi

TTTĐ - Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân...
Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3 Xã hội

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Thường trực Thành ủy ban hành Điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội.
Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Môi trường

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn

TTTĐ - Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa Môi trường

Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa

TTTĐ - Sáng 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/NĐ-CP/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định).
Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Môi trường

Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ

TTTĐ - Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước Môi trường

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

TTTĐ - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Môi trường

Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ

TTTĐ - Hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão Môi trường

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh chủ động các phương án để phòng, chống và ứng phó.
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước Môi trường

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước

TTTĐ - Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với công suất 480.000m3/ngày là dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước. Hiện dự án đã đạt hơn 40% tiến độ. Diện tích đất dành xây dựng nhà máy khoảng 38ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Xem thêm