Ngày mai, Cung Thiếu nhi hiện đại bậc nhất Thủ đô được khánh thành
Cận cảnh Cung Thiếu nhi Hà Nội sắp khánh thành Cung Thiếu nhi Hà Nội có Tân Giám đốc |
Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Trung ương; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, các ban Đảng Thành ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội; đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Thành đoàn Hà Nội, Ban Giám đốc Cung Thiếu nhi, đại diện các quận, huyện, thị Đoàn trên địa bàn thành phố cùng đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi và Nhân dân Thủ đô.
Cung Thiếu nhi Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Nguồn: Thành đoàn Hà Nội)
Diện mạo Cung Thiếu nhi Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm |
Cung Thiếu nhi Hà Nội mang diện mạo mới cùng kiến trúc hiện đại, rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên, sử dụng nhiều thiết bị thông minh, chất lượng cao sẽ phát huy vai trò là trung tâm văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao và rèn luyện thể chất cho thiếu nhi, từ đó tạo môi trường thuận lợi, phát triển tài năng tương lai của thành phố.
Đây là công trình chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô |
Dự án được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2020 - 2024 (60 tháng); được khởi công ngày 19/11/2021 và hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị ngày 30/6/2024 (tính từ năm 2020 là 54 tháng), rút ngắn 10% thời gian thực hiện. Dự án có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố là 1.376,4 tỷ đồng.
Cung Thiếu nhi Hà Nội hiện đại |
Công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng, tạo môi trường thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng từ thiếu nhi; với không gian hiện đại, năng động, sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Nhiều cây và không gian xanh |
Toàn cảnh Cung Thiếu nhi về đêm |
Cung Thiếu nhi hiện đại nổi bật trong buổi tối |
Được biết, hiện nay trên toàn thành phố Hà Nội có gần 400 thiết chế văn hóa, thể thao, 30 quận huyện thị xã đều có Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, với gần 90 công trình và gần 90% cơ sở tại địa bàn dân cư có điểm sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các cấp đang được tập trung đầu tư phát triển cả về chất lượng và quy mô, gắn với phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, góp phần nâng cao diện mạo văn hóa địa phương cũng như chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần của người dân Thủ đô. |