Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí |
Thảo luận tại tổ chiều 22/5, các đại biểu thống nhất cao với việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Góp ý tại Điều 2 của dự thảo Nghị quyết quy định giao cho HĐND tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng học phí, theo đại biểu Trần Thị Hà (đoàn Bắc Ninh), đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách thì dễ dàng ban hành nghị quyết đặc thù miễn học phí cho học sinh ngoài công lập, còn đối với các tỉnh không tự cân đối được ngân sách thì HĐND tỉnh đó không thể ban hành nghị quyết đặc thù được.
Mặc dù Điều 3 quy định về kinh phí thực hiện cũng đề cập “Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương chưa cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan”, tuy nhiên đại biểu cho rằng quy định không cụ thể sẽ dễ dẫn đến việc hỗ trợ không công bằng giữa các địa phương.
“Nếu có thể ban hành Nghị quyết đặc thù của địa phương thì cũng có mức thấp, mức cao, có thể chênh lệch nhiều trong cả nước”, đại biểu nêu rõ.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị, đối với các tỉnh tự cân đối ngân sách thì giao cho HĐND cấp tỉnh ban hành ban hành nghị quyết đặc thù với nguyên tắc không thấp hơn so với mức hỗ trợ cho học sinh công lập, còn đối với những tỉnh chưa cân đối được ngân sách, khó khăn trong bố trí ngân sách, vẫn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương thì không phải ban hành nghị quyết đặc thù và trung ương sẽ quy định luôn vào trong Nghị quyết này là trung ương sẽ chi trả theo Nghị quyết này.
![]() |
Đại biểu Y Vinh Tơr (đoàn Đắk Lắk). |
Cùng quan điểm, đại biểu Y Vinh Tơr (đoàn Đắk Lắk) cũng đánh giá cao chính sách miễn, hỗ trợ học phí cho cả học sinh trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
“Đây cũng là một bước tiến rất lớn, vượt trội, mạnh hơn, cụ thể hơn so với Nghị định 81 và một số chính sách khác liên quan, thể hiện sự công bằng trong giáo dục và khuyến khích xã hội hóa giáo dục”, đại biểu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại biểu Y Vinh Tơr cũng đề nghị cơ quan thẩm định cần phải đánh giá đảm bảo chính xác nguồn lực của ngân sách nhà nước đảm bảo đủ để có thể thực hiện liên tục, nhất là đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.
“Ở các địa phương chưa cân đối được ngân sách, còn đang phụ thuộc ngân sách trung ương thì chúng ta có thể nghiên cứu mức trần hỗ trợ nhất định để đảm bảo công bằng”, đại biểu đề nghị.
Nêu thực tế, việc thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 81 thời gian qua chưa rà soát hết được các đối tượng, đại biểu Y Vinh Tơr cũng đề nghị trong dự thảo Nghị quyết lần này cần đảm bảo tính tiếp cận, bao phủ được hết trong các địa phương.
Cùng với đó, đại biểu đề nghị chính sách hỗ trợ đặc thù học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn thì ngoài miễn, hỗ trợ học phí cũng phải cần tính đến chính sách hỗ trợ về chi phí về ăn ở, một số chi phí về hỗ trợ học tập.
Tin liên quan
Đọc thêm

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục
