Tag
Phát động chiến dịch truyền thông giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã

“Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”

Môi trường 15/03/2024 10:18
aa
TTTĐ - Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phát động chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; ngừng ăn thịt thú, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.
Không có việc bán thịt thú rừng tại Chùa Hương Có nên đánh cược sức khỏe bản thân với các món từ thịt thú rừng

Ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Dự án VFBC, Phó trưởng ban Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Năm mới là dịp chúng ta cùng nhắc nhau sống thiện, hài hòa, có trách nhiệm với thiên nhiên và các loài hoang dã nhằm gìn giữ các giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH), cùng thực hiện cam kết quốc tế về bảo tồn”.

Chiến dịch Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời được phát động vào ngày 15/5/2024 (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam)
Chiến dịch Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời được phát động vào ngày 15/5/2024 (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam)

"Chúng tôi đồng hành cùng chính phủ Việt Nam và người dân trong nỗ lực chung về bảo tồn động vật hoang dã và hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam. Chúng tôi khuyến khích mọi người trở thành những nhân tố tích cực trong công tác bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã thông qua giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã", bà Annie Wallace, Giám đốc Chương trình Biến đổi khí hậu, Năng lượng và Môi trường, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Chuỗi sự kiện hưởng ứng chiến dịch sẽ diễn ra tại 5 tỉnh thành: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Lâm Đồng (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam_
Chuỗi sự kiện hưởng ứng chiến dịch sẽ diễn ra tại 5 tỉnh thành: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Lâm Đồng (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam_

Trong nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á tiêu thụ nhiều thịt rừng và các sản phẩm khác từ động vật hoang dã. Nhu cầu tiêu thụ liên tục đối với các sản phẩm này dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã trong tự nhiên tại Việt Nam bao gồm những loài ăn cỏ lớn và mang lớn đặc hữu ở dãy Trường Sơn. Khảo sát về tiêu thụ thịt ĐVHD do Tổ chức quốc tế về bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) thực hiện năm 2021 cho thấy khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị và số lần tiêu dùng thịt ĐVHD trung bình lên tới 7 lần/năm/khách hàng.

Chiến dịch kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đối với thiên nhiên hoang dã (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam)
Chiến dịch kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đối với thiên nhiên hoang dã (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam)

Những phát hiện quan trọng này đòi hỏi cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt ở các cấp, ngành để giảm tiêu thụ động vật hoang dã. Điều này cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi buôn bán ĐVHD và sử dụng thịt thú rừng. Bên cạnh đó, thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ĐDSH, đẩy mạnh việc lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH trong quá trình hoạch định chính sách vĩ mô và đề án kĩ thuật.

Con người có cặp, thú rừng có đôi. Hãy ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam/ Tăng A Pẩu)
Con người có cặp, thú rừng có đôi. Hãy ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam/ Tăng A Pẩu)

“Những cán bộ làm công tác bảo tồn như chúng tôi luôn nỗ lực để tăng cường thực thi pháp luật và làm tốt công tác bảo tồn tại các khu vực dự án chính là để động vật hoang dã có cơ hội được sống và phục hồi sau hàng thập kỷ suy giảm nghiêm trọng. Hành động ngừng ăn thịt động vật hoang dã là vô cùng cấp thiết” ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ, WWF cho biết.

Con người có cặp, thú rừng có đôi. Hãy ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam/ Tăng A Pẩu)
Con người có cặp, thú rừng có đôi. Hãy ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời (Nguồn ảnh: © USAID Biodiversity Conservation (thuộc dự án VFBC)/ WWF-Việt Nam/ Tăng A Pẩu)

Chiến dịch sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2024. Một loạt các sự kiện sẽ diễn ra với sự tham gia của đông đảo sinh viên các trường đại học tại địa phương. Đặc biệt chiến dịch có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’hen Nie và vũ công Quang Đăng với video âm nhạc sáng tạo giúp lan tỏa thông điệp tới công chúng xa hơn, trên nền tảng mạng xã hội.

H’hen Nie và Quang Đăng lên tiếng kêu gọi Ngừng ăn thịt thú rừng
H’hen Nie và Quang Đăng lên tiếng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

Hình ảnh về chiến dịch sẽ liên tục được cập nhật tại đây: link

Youtube MV của chiến dịch: https://youtu.be/iICpMlqiYIE

Đọc thêm

Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão Môi trường

Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão

TTTĐ - Mùa mưa bão đang đến gần, để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn khi di chuyển trên đường, người dân cần chú ý quan sát các biển báo trên đường, nhất là biển báo nguy hiểm, biển báo dừng xe và các chướng ngại vật để kịp thời xử lý các sự cố, tránh gây tai nạn.
Quảng Nam: Nước thải hôi thối "bủa vây" di tích Chùa Cầu Môi trường

Quảng Nam: Nước thải hôi thối "bủa vây" di tích Chùa Cầu

TTTĐ - Lượng lớn nước thải bốc mùi hôi thối tại hồ điều tiết cạnh di tích Chùa Cầu đang ảnh hưởng đến môi trường du lịch của TP Hội An thời gian qua.
Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/5, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng Môi trường

Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 13/5, khu vực tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa, mưa vừa, mưa to.
Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao Môi trường

Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao

TTTĐ - Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 6 đến hết năm 2024, ven biển Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao vào các ngày 18-23/9, 16-22/10, 12-20/11 và 12-18/12.
Hà Nội có mưa rào rải rác và có nơi có dông Môi trường

Hà Nội có mưa rào rải rác và có nơi có dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tối 12/5 đến sáng sớm 13/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to.
Đêm 12/5, nhiều vùng trên cả nước có mưa dông Môi trường

Đêm 12/5, nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa rào và dông cục bộ.
Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.
Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dịp cuối tuần từ 11-12/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; từ chiều tối và đêm 11/5 có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm Xã hội

Nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm

TTTĐ - Sáng 10/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Xem thêm