Người bạch tạng ở Malawi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi sự săn lùng của những kẻ buôn bán chi và nội tạng
![]() |
Người bạch tạng ở đất nước Malawi đang đối mặt với nguy cơ “tuyệt chủng toàn diện” nếu tình trạng buôn bán bộ phận cơ thể người bạch tạng tiếp tục gia tăng chóng mặt như hiện nay.
Femia Tchulani 42 tuổi, một phụ nữ bạch tạng người Malawi, ngồi bên ngoài ngôi nhà của mình năm 2015
Ở Malawi, ước tính có khoảng 10.000 người bạch tạng trên tổng dân số 16,5 triệu người. Theo thống kê của cảnh sát nước này, từ cuối năm 2014 tới nay, đã có ít nhất 65 người bạch tạng bị giết hại dã man. Những kẻ có tiền và địa vị trên đất nước này xem cơ thể người bạch tạng như lá bùa mang lại sức khỏe và may mắn.
Tại đất nước láng giềng Tanzania, đầy đủ các bộ phận trên cơ thể người bạch tạng có thể bán với giá hơn £ 50.000 (hơn 1,6 tỷ đồng).
Bà Ikponwosa Ero (người Nigeria), một chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về bảo vệ nhân quyền cho người bạch tạng, bản thân bà cũng là người bạch tạng, nói rằng tình trạng người bạch tạng bị giết hại để lấy tay, chân và nội tạng đang ở mức báo động khẩn cấp.
Dorothy Mausen 22 tuổi, một phụ nữ bạch tạng người Malawi trong nhà của cô ở Nkole, Malawi
Sau 12 ngày đánh giá mức độ đối xử với người bạch tạng tại Malawi, Ikponwosa Ero kêu gọi chính phủ nước này cần đưa ra những động thái tích cực hơn nữa để bảo vệ người bạch tạng bởi theo khảo sát, người bạch tạng được xem là cơ hội kiếm tiền đầy hấp dẫn trên đất nước này.
Ikponwosa Ero chia sẻ:“Malawi là một trong những nước nghèo nhất thế giới và việc bán các bộ phận cơ thể người bạch tạng được coi là cơ hội kiếm tiền rất hấp dẫn.Người ta cho rằng cơ thể người bạch tạng có thể làm tăng sự giàu có, khiến các doanh nghiệp phát triển thịnh vượng hoặc tạo cơ hội kiếm được việc làm tốt”.
Ikponwosa Ero cho biết thêm: “Ngay cả khi đã chết, người bạch tạng cũng không được yên nghỉ bởi hài cốt của họ bị những kẻ mất nhân tính đào lên từ nghĩa địa để bán lấy tiền”.
Bà Ero còn so sánh nỗ lực giúp đỡ người bạch tạng với động thái bảo vệ các loài động vật hoang dã. Bà nói:“Chúng ta đang tích cực kêu gọi con người bảo vệ động vật hoang dã nhưng lại dừng chân trước nguy cơ tuyệt chủng của người bạch tạng”.
Bạch tạng là một thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh do rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, làm cho da, tóc và mắt của người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da. Ngoài ra, bạch tạng còn gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực và sợ ánh sáng.
Bệnh bạch tạng xuất hiện ở hầu hết các chủng tộc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người bạch tạng ở châu Phi cao gấp hơn 10 lần so với các khu vực khác như châu Âu, châu Á… Tình trạng hôn nhân cận huyết ở các vùng nông thôn hẻo lánh được coi là nguyên nhân gây ra tỷ lệ cao bất thường này.
Tổng hợp
Theo dailymail
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cầu nối để nhiều du khách quốc tế biết đến di sản của Hà Nội

Vùng 5 Hải quân trưng bày ảnh “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”

Rộn ràng đêm nhạc chào mừng thành lập phường Sơn Tây

Kiều Vũ được Nguyễn Minh Tuấn "chọn mặt gửi vàng" kết màn show diễn

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản

Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại
