Tag

Người bán dâm vẫn gặp khó trong tiếp cận chính sách hỗ trợ xã hội

Xã hội 26/11/2018 08:28
aa
TTTĐ - Mặc dù hoạt động mại dâm là bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng để thực hiện các can thiệp giảm tác hại, Chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách phúc lợi xã hội để hỗ trợ người bán dâm tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo quyền và hòa nhập cộng đồng.

Người bán dâm vẫn gặp khó trong tiếp cận chính sách hỗ trợ xã hội

Người bán dâm rất cần được tiếp cận chính sách hỗ trợ xã hội (Ảnh: Văn Thiêm)

Bài liên quan

Phá ổ mại dâm núp bóng cơ sở massage

Hoạt động mại dâm ngày càng phức tạp, khó kiểm soát

Tệ nạn mại dâm ở Hà Nội: Thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp

Thay đổi thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, mại dâm

Các chính sách hỗ trợ xã hội cho người bán dâm hiện nay chủ yếu tập trung vào các chính sách hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh lây nhiễm, bệnh xã hội; hỗ trợ học nghề tạo sinh kế; hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, phòng chống bạo lực...

Tuy nhiên việc tiếp cận chính sách hỗ trợ xã hội đối với nhiều người bán dâm là rất khó khăn do nhiều rào cản khác nhau như: Thiếu thông tin, sự hiểu biết về chính sách; tâm lý tự ti, mặc cảm; thủ tục hành chính phức tạp...

Nhằm phát huy quyền con người cũng như tăng cường vai trò của gia đình, cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2012/QH13 về việc thi hành luật xử lý vi phạm hành chính trong đó có quy định về phương thức quản lý mới đối với người bán dâm “Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm”.

Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 tiếp tục duy trì quan điểm lấy phòng ngừa làm trọng tâm như giai đoạn 2011-2015, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm. Điểm mới trong công tác phòng chống mại dâm giai đoạn này là hướng đến đảm bảo quyền con người của người bán dâm, bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm và khuyến khích sự tham gia của các đối tác xã hội.

Do thay đổi phương về việc quản lý người bán dâm từ việc quản lý người bán dâm tại các cơ sở chữa bệnh sang xử phạt hành chính theo quy định nên chưa có các quy định cụ thể và riêng biệt liên quan đến hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người bán dâm. Các chương trình, chính sách này được xây dựng theo chủ trương lồng ghép với các chương trình, chính sách chung về đào tạo nghề và tạo việc làm như: Lồng ghép với Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012... được thực hiện qua các Trung tâm dịch vụ Việc làm. Chính vì vậy, người bán dâm nếu có nhu cầu được hỗ trợ dạy nghề hoặc giới thiệu việc làm đều được hỗ trợ theo các chính sách chung.

Tuy nhiên, bản thân nhiều người bán dâm chưa chủ động nắm bắt thông tin về các chương trình đào tạo nghề cũng như tạo việc làm hoặc biết thông tin nhưng mặc cảm không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng hoặc do ngại làm các thủ tục hành chính. Việc lựa chọn nghề đào tạo và việc làm sau đào tạo nghề đối với người bán dâm cũng là một khó khăn, thách thức, nhất là với những người lớn tuổi vì không đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, kỹ năng trong công việc.

Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề dành riêng cho người bán dâm. Nghề được đưa vào chương trình đào tạo phải phù hợp với đặc điểm đối tượng về nhu cầu, sức khỏe và kỹ năng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để họ yên tâm theo học cũng như đảm bảo đầu ra về việc làm cho họ.

Ngày 26/4/2014 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Bên cạnh đó, nhằm phát huy vai trò và sự tham gia của đối tác xã hội, cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm, các tỉnh/thành phố đã huy động ngân sách của địa phương và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để phát triển rộng các hoạt động hỗ trợ can thiệp chăm sóc cho các nhóm nguy cơ cao như người bán dâm, tiêm chích ma túy... thông qua mạng lưới câu lạc bộ/nhóm đồng đẳng: Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; Phân phát các vật phẩm giảm tác hại như bao cao su, bơm kim tiêm; Chuyển gửi người bán dâm đến sử dụng các dịch vụ điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị miễn phí bằng ARV...

Các chính sách là vậy nhưng đa số người bán dâm vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chủ yếu do thủ tục hồ sơ và điều kiện xét duyệt phức và mức vay không phù hợp, không đủ để họ có thể đầu tư tạo vệc làm có thu nhập ổn định, lâu dài và có khả năng giúp họ từ bỏ được hành nghề mại dâm.

Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo cần xem xét lại về các thủ tục giải ngân, vay vốn ưu đãi để chính sách này có thể áp dụng được tốt hơn trong thực tiễn. Điều này có nghĩa là các thủ tục hành chính, điều kiện cho vay cần linh hoạt hơn, để người bán dâm có thể đáp ứng được các điều kiện hỗ trợ.

Do có sự thay đổi lớn trong quan điểm về quản lý đối tượng là người bán dâm do đó nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý của người bán dâm khá cao. Đây cũng là một trong những nhu cầu chính đáng để người bán dâm nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ pháp lý cho người bán dâm nhưng các địa phương luôn chủ động trợ giúp cho họ khi có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý về nhân thân và các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống mại dâm. Tuy nhiên, do tâm lý ngại tiếp xúc cũng như không muốn tiết lộ những hành động bạo lực của người mua dâm cũng như chưa am hiểu hết các quy định của pháp luật nên khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ pháp lý của người bán dâm còn thấp; phạm vi chủ yếu là người bán dâm hiện đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng mới có thể nắm bắt và được hỗ trợ thông tin pháp lý.

Trước yêu cầu thực tế của công tác phòng, chống mại dâm và bối cảnh kinh tế-xã hội trong những năm tới, định hướng nghiên cứu, xây dựng chính sách pháp luật về mại dâm ở Việt Nam đặt ra các ưu tiên: Tăng cường phòng ngừa; xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại trong phòng, chống mại dâm; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm người bán dâm; xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội phù hợp, thân thiện, tạo điều kiện cho người bán dâm dễ dàng tiếp cận, sử dụng khi họ có nhu cầu thay đổi công việc, thay đổi cuộc sống.

Bên cạnh đó, yêu cầu xây dựng Luật Phòng, chống mại dâm là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp, giải pháp về quản lý mại dâm cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt các chính sách về bảo trợ xã hội; bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan như phòng, chống mua bán người, phòng, chống ma túy và HIV/AIDS.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo hướng đảm bảo tôn trọng quyền con người, chú trọng các giải pháp mang tính xã hội nhằm giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cần thúc đẩy lồng ghép và triển khai các chính sách sẵn có về các dịch vụ trợ giúp dành cho người bán dâm trên cơ sở tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người bán dâm; lồng ghép chương trình tín dụng cho nhóm người bán dâm trong các Chương trình hỗ trợ vay vốn của Nhà nước giải ngân qua các Hiệp hội/đoàn thể ở địa phương; có ưu đãi khám, chữa bệnh cho nhóm đối tượng này trong các Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS; xây dựng cơ chế hỗ trợ về hành chính, đảm bảo an ninh con người nhằm giảm thiểu các nguy cơ từ khó khăn hành chính (các thủ tục hộ khẩuvà cư trú, kèm theo chứng minh thư nhân dân) cho nhóm đối tượng đặc thù là người bán dâm hoàn lương trên địa bàn cư trú; thí điểm các mô hình trợ giúp tại cộng đồng, từng bước hình thành hệ thống dịch vụ hỗ trợ trọn gói (bao gồm các dịch vụ như: Chăm sóc y tế, hỗ trợ sinh kế, vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, trợ giúp pháp lý, can thiệp giảm tác hại, giảm HIV/AIDS, giảm bạo lực, đảm bảo quyền con người...) nhằm tạo điều kiện cho người bán dâm cơ hội hòa nhập cộng đồng bền vững.

“Đây là bài tuyên truyền về phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán” của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin liên quan

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm