Người châu Á bị kỳ thị vì Covid-19
Người gốc Á bị kỳ thị giữa dịch Covid-19 (Ảnh: AFP)
Bài liên quan
Pháp ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì mắc Covid-19
WHO đánh giá Việt Nam đã xử lý dịch COVID-19 rất tốt
Virus Corona có thể khiến Apple lùi ngày ra mắt iPhone 12
Indonesia: Khẩu trang đắt hơn cả vàng
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) hỗ trợ vật tư y tế cho thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)
Một tờ rơi ở khu vực Carson, Los Angeles có con dấu giả của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi người dân tránh xa các cửa hàng của người Mỹ gốc Á.
Một học sinh cấp hai ở Los Angeles bị đánh và phải nhập viện sau khi bị cho là đã nhiễm virus Corona.
Thậm chí, hơn 14.000 người ký một bản kiến nghị kêu gọi các trường ở khu vực Alhambra đóng cửa vì lo ngại virus, mặc dù chỉ có một ca nhiễm ở hạt Los Angeles với dân số 10 triệu người.
Đây là một số những trò lừa đảo, những tin đồn mà chính quyền Los Angeles đã lên án mới đây nhằm dập tắt làn sóng kỳ thị người gốc Á đang nổi lên ở bang California, nơi chiếm hơn một nửa trong số 15 ca mắc Covid-19 của Mỹ.
Bị kỳ thị vì là người gốc Á
Kỳ thị và tấn công người Mỹ gốc Á đang được báo cáo nhiều nơi ở Mỹ từ New York đến New Mexico, bởi những nỗi sợ không có cơ sở rằng người Mỹ gốc Á liên quan tới virus Corona chủng mới lây lan từ Trung Quốc.
Là bang có có cộng đồng người gốc Á lớn nhất ở Mỹ, chính quyền California đang có gắng ngăn chặn làn sóng kỳ thị này trước khi chúng lan rộng. Giám sát viên quận Los Angeles Hilda Solis chia sẻ: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự thù ghét”.
Một phụ nữ gốc Á đeo khẩu trang tại khu phố Tàu ở New York (Ảnh: Reuters) |
Những định kiến tồn tại đối với người gốc Á đi kèm với những hình ảnh trên truyền thông đã tạo ra nỗi lo sợ rằng người gốc Á có khả năng nhiễm bệnh. Theo ông Robin Toma, Giám đốc Ủy ban Quan hệ con người quận Los Angeles, sự kỳ thị có thể sẽ tệ hơn trong những tuần và tháng tới nếu số ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục tăng.
Thậm chí, những chiếc khẩu trang mà người gốc Á thường đeo cũng trở thành thứ bị kỳ thị. Ông Toma cho biết nhiều người đã bị lăng mạ hay tấn công chỉ vì người khác nghĩ họ bị bệnh nên mới cần phải đeo khẩu trang.
Trước đó, đoạn video gây sốc đăng trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông tấn công một phụ nữ châu Á đeo khẩu trang tại ga tàu ở quận Manhattan, thành phố New York. Người này văng tục, la hét và cho rằng người phụ nữ bị bệnh.
Cô gái tên Chen, 25 tuổi, đến từ Bắc Kinh, sinh viên sau đại học tại Đại học California, Los Angeles bị yêu cầu rời một nhà hàng ở khu West Hollywood, Los Angeles, vì bạn đi cùng cô bị ho. “Thật nhảm nhí, bạn của tôi còn không phải người Trung Quốc, cô ấy là người Việt Nam và chưa bao giờ đến Trung Quốc”, Chen nói.
Không chỉ người gốc Hoa trở thành mục tiêu kỳ thị. Một bài đăng trên Instagram của thương hiệu Pháp Louis Vuitton có hình nữ diễn viên Nhật Bản cũng nhận được một số bình luận về virus Corona. Thương hiệu này mất gần một tuần để xóa các bình luận kỳ thị.
Canada thường được coi là quốc gia chào đón người nhập cư nhiều hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, nước này cũng không tránh khỏi sự phân biệt đối xử do dịch bệnh Covid-19.
Một bản kiến nghị trên mạng vào cuối tháng một kêu gọi một khu vực ở ngoại ô Toronto đông người Trung Quốc hãy cho nghỉ hơn hai tuần đối với một học sinh có gia đình vừa về thăm Trung Quốc. Bản kiến nghị nhận được khoảng 10.000 chữ ký nhưng đã bị giới chức từ chối.
Nguy hiểm hơn Covid-19
Sự kỳ thị người gốc Á từng nổi lên vào năm 2003 khi bùng phát hội chứng Viêm đường hô hấp cấp tính (SARS), một dịch bệnh cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó là khi chưa có mạng xã hội, thời kỳ mà sự kỳ thị, phân biệt, tin giả chưa bị phóng đại như hiện nay.
Giờ đây vẫn đề không chỉ xảy ra ở một khu vực riêng lẻ. Nhà thiết kế Yiheng Yu ở thành phố New York làm việc trong văn phòng nơi nhiều đồng nghiệp mới trở về từ Trung Quốc, cũng là nơi mọi người đeo khẩu trang để đề phòng.
Một lần, cô đeo khẩu trang bước ra ngoài văn phòng, rồi bị một phụ nữ đi theo sau và bắt đầu hét lớn: “Cô có bị điên không, ra khỏi đây mau. Tôi nhận ra nguyên nhân là vì mình đang đeo khẩu trang", Yu nói.
Thậm chí ho hắng cũng khiến mọi người sợ hãi. Ron Kim, ủy viên hội đồng bang New York, đại diện cho quận Queens, nơi có một lượng lớn người châu Á và gốc Á sinh sống cho biết: “Có một nhân viên của tôi đến ga tàu Albany và ho một chút, những người xung quanh nhanh chóng tiến lại hỏi có phải cô ấy nhiễm virus Corona không”.
“Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy sự sợ hãi. Vì thế vấn đề này sẽ càng khiến mọi người sẽ trở nên xấu xí hơn”, ông Kim nhấn mạnh.
Bà Manjusha Kulkarni, Chủ tịch A3PCON đại diện cho hơn 1,5 triệu người gốc Á và Thái Bình Dương ở quận Los Angeles, cho rằng cần khẩn trương thông tin cho người dân để tránh những thông tin thêu dệt về virus Corona.
Các doanh nghiệp và nhà hàng bị sụt giảm mạnh lượng khách hàng, bà nói về những doanh nghiệp gốc Á. “Ở Los Angeles, chúng ta chỉ có một trường hợp nhiễm virus Corona mà thôi”, bà Manjusha Kulkarni cho biết.
Tại Toronto, Canada, các chính khách và quan chức trường học, cộng đồng lên tiếng kêu gọi không lặp lại sự kỳ thị đã bao trùm thành phố vào năm 2003, khi dịch SARS làm 44 người ở đây tử vong.
Tại nhiều nơi, những hastag có nội dung như “tôi không phải virus” đang được nhắc đến để kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt đối xử vì virus Corona.
Giáo sư Ya-Han Chuang của Viện Nghiên cứu nhân khẩu quốc gia Pháp cho biết: “Vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao nhận thức”. Ông cũng lưu ý cần đẩy mạnh việc giáo dục nhận thức trong trường học và các tổ chức công.
Trước vấn đề này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres cũng đã bày tỏ lo ngại. Ông cho biết: “Trong các tình huống như dịch bệnh rất dễ có các quan điểm mang tính phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền, kỳ thị đối với những người vô tội chỉ vì họ đến từ một nước nào đó. Vì thế, việc tránh những quan điểm đó là rất quan trọng”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Vương Hạ Thắng mới đây cho biết y học cổ truyền Trung Quốc đã được áp dụng để điều trị thành công cho hơn 50% số bệnh nhân của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (nCoV) tại tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch ở miền Trung nước này. Theo ông, sự kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y trong điều trị là một chìa khoá quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Hiện Y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã được áp dụng trong phòng ngừa và kiểm soát virus Corona chủng mới ở cấp cộng đồng.