Người lao động phải làm gì để nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19?
![]() |
Người lao động tự do bị mất việc do dịch bệnh Covid-19 sẽ nhận được tiền hỗ trợ từ Chính phủ
Bài liên quan
Hà Nội cơ bản hoàn thành chi trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng người nghèo, người có công
Trao tặng 12 máy sát khuẩn tay, hỗ trợ học sinh phòng dịch
Nghệ An: Gần 27.000 người có công nhận hỗ trợ từ gói an sinh 62 nghìn tỷ đồng
Những nhóm đối tượng nào sẽ nhận được tiền hỗ trợ?
Chị Nguyễn Thị Hương (ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) là nhân viên kế toán của doanh nghiệp tư nhân. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị phải tạm nghỉ ở nhà và không có thu nhập.
Khi biết tin Chính phủ có gói hỗ trợ những trường hợp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị rất phấn khởi. Mặc dù, số tiền không lớn nhưng ở thời điểm này đối với chị hết sức ý nghĩa.
“Tuy nhiên, tôi cũng chưa rõ lắm về các điều kiện cũng như thủ tục, giấy tờ phải kê khai như thế nào để có thể nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ”, chị Hương cho hay.
Giống như chị Hương, nhiều trường hợp bị mất việc do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 cũng chưa rõ phải làm gì để nhận được tiền hỗ trợ từ Chính phủ.
Theo đó, với gói hỗ trợ hơn 62.000 tỷ đồng của Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020, có khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 6 nhóm đối tượng thụ hưởng. Các nhóm đối tượng này bao gồm: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, để được hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện sau: Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo thời hạn của hợp đồng từ 1 tháng liên tục trở lên, tính từ ngày 1/4 đến hết 30/6; đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; làm việc tại doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Doanh nghiệp lập danh sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ, đề nghị công đoàn cơ sở và cơ quan BHXH xác nhận danh sách.
Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH xác nhận việc tham gia BHXH của người lao động và gửi doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, trình chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả.
Về hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau: Có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 1/4/2020 và đang tham gia BHXH bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Người lao động cần làm gì để nhận được hỗ trợ?
Theo đó, căn cứ Quyết định 15/2020/QĐ-TTg thì người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 cần làm những việc sau để nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020: Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động lập và gửi văn bản đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định 15/2020 cho UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) để rà soát, xác nhận mức thu nhập và tổng hợp danh sách trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục giải quyết hỗ trợ cho người lao động.
Đối với người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương thì doanh nghiệp sẽ chủ động lập danh sách người lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện được hỗ trợ để gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Đối với người lao động không giao kết hợp đồng lao động (hay lao động tự do) bị mất việc làm: Người lao động lập và gửi văn bản đề nghị theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định 15/2020 cho UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng để rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục giải quyết hỗ trợ cho người lao động.
Trường hợp lao động tự do có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định 15/2020 và ngược lại.
Còn đối với người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương thì doanh nghiệp sẽ chủ động lập danh sách người lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện được hỗ trợ để gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hỗ trợ cho người lao động. Vì vậy, người lao động không phải lập và gửi văn bản đề nghị hỗ trợ nữa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đặt yếu tố phát triển nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm

Quảng Nam đặt mục tiêu đưa 1.800 lao động ra nước ngoài làm việc

Thúc đẩy việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

TP Huế lên phương án hỗ trợ 776 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Thành phố Huế: Đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 17.600 lao động

Người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm với mức lương phù hợp

Luôn đặt việc chăm lo cho lao động nữ là ưu tiên hàng đầu

Thiếu hụt lao động chất lượng cao ngành công nghệ

Giải pháp vượt trội tạo nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao
