Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường
Triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ; ngày 27/03/2025, Bộ Nông nghiệp và Mội trường đã ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT về Kế hoạch đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trong đó, tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của ngành.
Cụ thể, nhiệm vụ thứ nhất là nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong toàn ngành Nông nghiệp và Môi trường về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trong đó, xây dựng kế hoạch và tổ chức điều chỉnh, bổ sung yêu cầu vị trí việc làm đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, bảo đảm tối thiểu 25% tổng số lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; định kỳ hàng năm đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số (DTI) các đơn vị, người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức theo các chỉ số phát triển.
![]() |
Bộ Nông nghiệp và Mội trường tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của ngành |
Nhiệm vụ thứ hai là hoàn thiện thể chế, đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trong đó, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung 17 Luật chuyên ngành Nông nghiệp và Môi trường nhằm đảm bảo sự thống nhất, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và chủ động hội nhập quốc tế. Rà soát điều chỉnh các quy trình nội bộ trên hệ thống điện tử để thay thế giấy tờ khi thực hiện các thủ tục hành chính; cắt giảm các thành phần hồ sơ khi số liệu đã được số hoá; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp và môi trường, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chủ động hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ thứ ba là tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trong đó tập trung thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào quản lý nông nghiệp; Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất (blockchain truy xuất nguồn gốc, IoT giám sát môi trường, AI dự báo dịch bệnh, thời tiết); Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai (MPLIS), số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và các cơ sở dữ liệu quan trọng, cấp bách tạo nền tảng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
Nhiệm vụ thứ tư là phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đặc biệt là việc thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, chỉ huy, triển khai các nhiệm vụ quốc gia về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực.
Nhiệm vụ thứ năm là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; nâng cao hiệu quả quản trị ngành, lĩnh vực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng, đẩy mạnh loại hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cấp giấy phép tự động, cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; phấn đấu bảo đảm mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030 đạt, đảm bảo trên 90% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả. Phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện cho phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, khai thác bền vững tài nguyên.
![]() |
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ năm 2021 - 2025, tổng cộng trên 1.201 chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ đã và đang được triển khai |
Nhiệm vụ thứ sáu là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp về nông nghiệp và môi trường, như việc rà soát, đề xuất chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, ưu tiên đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nhiệm vụ thứ bảy là tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số dưới các hình thức đa phương, song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, các viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu thế giới về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: "Từ năm 2021 - 2025, tổng cộng trên 1.201 chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ đã và đang được triển khai. Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ tạo ra sản phẩm cuối cùng và được cơ quan thẩm quyền chấp nhận, chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, phục vụ công tác quản lý, đóng góp vào tăng hiệu quả kinh tế khoảng 30%, Trong 5 năm qua, đã công nhận được 461 giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; 216 tiến bộ kỹ thuật; 34 bằng độc quyền sáng chế và 19 giải pháp hữu ích”.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
