Nguyên nhân gây ung thư máu ẩn náu trong những ngôi nhà mới
Bé Xuntao đang điều trị ung thư máu tại Khoa Ung thư trẻ em, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên
Bài liên quan
Loại thuốc chữa cho người bị ung thư máu sẽ được bán từ 1/5
Tìm ra loại thuốc mới có thể chữa khỏi bệnh ung thư máu
Hành trình chiến thắng bệnh ung thư máu của cậu bé 14 tuổi sau 8 năm điều trị
Cô gái 8X bị ung thư máu hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc
Bác sĩ Zhou Chenyan, Phó trưởng khoa nhi của bệnh viện cho biết việc điều trị hai căn bệnh này về cơ bản là giống nhau. Nó thường phải trải qua những đợt hóa trị và đôi khi là xạ trị.
Tuy có nhiều yếu tố dẫn đến nguyên nhân gây bệnh nhưng bác sĩ Zhou chắc chắn rằng cô đã xác định được nguyên nhân chính: đó là việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở.
“Hơn 70% các bệnh nhân của tôi ở Tứ Xuyên đến từ những ngôi nhà gần đây đã được cải tạo”, cô nhấn mạnh.
Giống như việc hút thuốc có liên quan nhiều đến ung thư phổi, Zhou tin rằng các hóa chất được sử dụng trong vật liệu xây dựng và trang trí nhà là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh bạch cầu ở đây. Cụ thể hơn, cô chỉ ra một loại hóa chất thường được sử dụng trong các vật liệu để trang trí nhà cửa: formaldehyde.
Formaldehyd là một hóa chất không màu, không mùi được sử dụng làm keo và nhựa dẻo trong vật liệu xây dựng. Nó được coi là một chất gây ung thư và đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu là có liên quan đến các dạng ung thư máu khác nhau.
Tại Trung Quốc, theo các quy định về chất lượng không khí, giới hạn về nồng độ formaldehyd trong nhà ở mức 0,1 miligam/m3. Tuy nhiên, nó thường bị bỏ qua và chủ nhà thường quay trở lại nhà của họ trước khi hóa chất độc hại bay hết.
Một trong những trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, là cậu bé Xuntao bị bệnh từ năm 2012.
“Lúc đó con tôi mới gần 2 tuổi. Thằng bé bị sốt và có các triệu chứng cảm lạnh nặng. Tôi đã phải nghỉ việc để tập trung chăm sóc con”, Liu Wei, bố cậu bé và là một cựu đầu bếp, cho biết.
Anh cũng cho biết việc điều trị cho Xuntao từ đó cho đến nay đã khiến gia đình anh phải trả hơn 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 142.000 USD).
Bác sĩ Zhou cho biết trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cần trung bình từ hai đến ba năm để điều trị và sẽ tốn khoảng 300.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây mới chỉ là khởi đầu. Bảo hiểm y tế nhà nước chỉ chi trả một phần chi phí phát sinh do bệnh hiểm nghèo.
Điều này có nghĩa là nhiều gia đình phải vật lộn để trang trải chi phí chăm sóc cho đứa con bị bệnh. Thâm chí nhiều phụ huynh cũng phải nghỉ việc sau khi con cái họ bị ốm.
Trước đó vào năm 2018 đã xảy ra một vụ kiện gây xôn xao dư luận. Một người phụ nữ đã khởi kiện công ty kinh doanh ứng dụng cho thuê nhà Ziroom ra tòa vì cái chết của chồng cô.
Người phụ nữ tên Wang cho rằng căn hộ ở Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc, nơi họ thuê thông qua ứng dụng Ziroom, có nồng độ formaldehyd cao trong sơn tường và điều này khiến chồng cô mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Ông đã chết ba tháng sau khi chuyển vào căn hộ.