Tag
Nợ miễn dịch hậu COVID-19

Nguyên nhân khiến trẻ ốm liên tục và quá tải bệnh viện

Tin Y tế 16/11/2022 08:34
aa
TTTĐ - Nợ miễn dịch hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.
Khoảng 68% F0 dù khỏi vẫn có triệu chứng hậu COVID-19 cần phục hồi sức khỏe Bộ Y tế hướng dẫn điều trị hậu COVID-19 cho trẻ em tại nhà Làm gì khi trẻ khó tập trung, giảm chú ý sau nhiễm COVID-19 Bộ Y tế hướng dẫn cách kiểm soát khó thở hậu COVID-19

Vậy nợ miễn dịch là gì? Tại sao thời điểm này trẻ lại mắc bệnh nhiều như vậy? Cần làm gì hạn chế trẻ mắc bệnh, hoặc mắc bệnh không bị trở nặng? Đây là nội dung được bàn luận trong chủ đề hội thảo: “Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng” được tổ chức tại Đại học Y Hà Nội ngày 14 và 15/11/2022

Nguyên nhân khiến trẻ ốm liên tục và quá tải bệnh viện
Bệnh viện quá tải vì bệnh nhi tới khám tăng cao

Trẻ liên tục mắc bệnh vì nợ miễn dịch hậu COVID-19

Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc Adenovirus gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus từ đầu năm đến nay. Trong đó, 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền.

Đặc biệt không chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương mà các bệnh viện tỉnh, bệnh viện ngoài công lập, trẻ nhập viện cũng tăng lên rất nhiều. Từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 1.500-2.000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày; Còn sốt xuất huyết tăng hơn 9.000 ca so cùng kỳ. Số ca trở nặng tăng cao trên toàn quốc, ghi nhận trên cả người lớn và trẻ nhỏ.

Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc kéo dài. Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do "nợ miễn dịch" sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.

Nguyên nhân khiến trẻ ốm liên tục và quá tải bệnh viện
Nợ miễn dịch hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…)

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Chủ nhiệm Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội cho biết: Nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 trước đây như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang... cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.

Mặc dù đem lại những tác dụng có lợi ngắn hạn nhưng khi các biện pháp ngăn ngừa này không còn phổ biến, trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời và cộng đồng thì nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein (Đức), nợ miễn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em trong thời kỳ hậu COVID-19. Chính vì vậy, các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm mùa, viêm họng liên cầu... bùng phát mạnh mẽ sau thời gian ngắn khi trẻ đi học trở lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nhấn mạnh, dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm COVID-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí, gây tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β), làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm COVID-19 trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15,5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng nhưng khi nhiễm COVID-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Nguyên nhân khiến trẻ ốm liên tục và quá tải bệnh viện
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Chủ nhiệm Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội thuyết trình tại hội thảo
Hội thảo “Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng” tổ chức tại Đại học Y Hà Nội ngày 14 và 15/ 11
Hội thảo “Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng” tổ chức tại Đại học Y Hà Nội ngày 14 và 15/ 11

“Trả nợ miễn dịch” bảo vệ trẻ trước “cơn bão” nhiều dịch bệnh

PGS.TS Diệu Thúy cho biết, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể; Giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo PGS. TS Diệu Thúy, dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm… Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng (lên tới 60%), cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.

Theo nghiên cứu của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu.

“Cha mẹ nên chọn các sản phẩm có cả sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày, đặc biệt sắt, kẽm có tỷ lệ 1:1 sẽ tối ưu việc hấp thu và thuận tiện cho việc sử dụng, PGS.TS Diệu Thúy nhấn mạnh.

Thanh Loan

Đọc thêm

Công tác y tế, phòng dịch được đảm bảo Tin Y tế

Công tác y tế, phòng dịch được đảm bảo

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 đã kết thúc với 2 ngày thi, theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, các đơn vị đảm bảo công tác y tế, an toàn thực phẩm và ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh.
Sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền 2 cấp Tin Y tế

Sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong Tin Y tế

Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận một số ca bệnh rơi vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn dẫn tới tử vong chỉ vì thói quen nặn mụn bằng tay.
Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức Tin Y tế

Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.A (25 tuổi, sống tại Hà Nội), nhập viện trong tình trạng đau tức ngực phải, khó thở sau khi tập gym.
Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại Tin Y tế

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

TTTĐ - Ngày 27/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030.
"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược Tin Y tế

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

TTTĐ - Ngày 27/6/2025, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương chủ trì hội nghị.
Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 27/6, Bệnh viện Nam Thăng Long tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử Sức khỏe

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 26/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững Tin Y tế

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nơi mà chất lượng, minh bạch và sự bền vững trở thành tiêu chí sống còn, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO – "trái tim xanh" của chuỗi giá trị sản phẩm Đông dược hiện đại.
Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

TTTĐ - Hội Ung thư Việt Nam và một số bệnh viện đã ký kết biên bản ghi nhớ với Pfizer Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư.
Xem thêm