Nhà văn Chu Lai: “Vấn đề văn chương trong Đáy giếng” rất lớn
![]() |
(TTTĐ) Nhà văn của “Nắng đồng bằng”, “Phố”, “Ăn mày dĩ vãng” đã phát biểu rất chân tình về đứa con tinh thần mới nhất “Đáy giếng” của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy tại buổi ra mắt cuốn sách chiều 12/4 tại Hà Nội.
Đến dự buổi ra mắt sách có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi của làng văn Việt Nam như Ma Văn Kháng, Chu Lai, Văn Chinh, Hữu Việt, Di Li, Vũ Nho, Nguyễn Bắc Sơn… và bạn đọc yêu mến cuốn sách. Đảm nhiệm vai trò dẫn chương trình là nhà thơ Hữu Việt và nhà văn Văn Chinh.
![]() |
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy (giữa) trong buổi ra mắt sách "Đáy giếng"
Nhà văn Văn Chinh đã bộc bạch rất thẳng thắn rằng: “Khoảng 10-15 năm nay giới văn chương có bệnh nghiêm trọng là dùng lời thoại để kể chuyện. Nhà văn chân chính phải làm được việc là làm bật tính cách nhân vật như con người thật trong cuộc sống… Trước khi đọc “Đáy giếng” tôi cứ nghĩ chắc tiểu thuyết này cũng như vậy, có một tí tình tay ba, một tí tiêu cực, tham quan… nên chỉ dành cho tác giả ít phút để tiếp. Ai ngờ, tôi đọc một lèo xong cuốn sách, gọi ngay cho tác giả Phạm Thị Bích Thủy để trao đổi. Vì thế hôm nay tôi mới dám liều ngồi trước nhà văn Ma Văn Kháng vì rất yêu cuốn sách này”.
![]() |
Bìa cuốn tiểu thuyết "Đáy giếng"
Nhà văn Chu Lai cũng bày tỏ ý nghĩ của mình trước cuốn sách. Trước hết ông thấy đây là một tên tác giả mới, một cuốn sách rất dày dặn. Chắc cũng chỉ loanh quanh tình tay ba và những ẩn ức nào đó thôi. Nhưng ông cứ đọc vì tôn trọng tác giả để rồi thấy cuốn hút ngay từ đầu. Ông đánh giá rằng nội lực của tác giả thì chưa cao nhưng vấn đề văn chương thì rất lớn. Cuốn sách viết về kinh tế, nếu tác giả không có vốn sống thì không thể viết được về những miếng đòn, chiêu trò đặc trưng của kinh tế, của doanh nghiệp mà không dễ gì bịa được.
Nhà văn “Phố” cũng cho biết, hiện nay ít nếu như không muốn nói là chưa có cuốn sách văn chương nào viết về kinh tế. “Đáy giếng” đã viết rất giỏi về kinh doanh, về chứng khoán, điều mà chưa ai làm được. Chu Lai khẳng định: “Gọi đây là tiểu thuyết, không tiểu thuyết hay trần thuật? Là một người cầm bút 30, 40 năm, tôi nói đây là tiểu thuyết. Cuốn sách bày ra một rừng chữ nghĩa, lay động người ta, cách nhân vật vượt thoát khỏi thử thách trong cuốn sách cho ta thấy sức mạnh, uy lực của văn học”.
![]() |
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy
Chu Lai cũng bày tỏ niềm “thương” tác giả. “Bởi vì phải là người chìm nổi từng trải lắm mới viết được cuốn sách như thế này, những trang viết thấm đẫm đam mê. Nhưng đam mê thế mới là nhà văn. Phụ nữ đi vào trường văn trận bút khổ lắm”. Ông cũng đánh giá Phạm Thị Bích Thủy là người nữ doanh nhân có trái tim văn nhân. Ông khâm phục sự chuyên nghiệp của tác giả trong cách khai thác đề tài, triển khai cấu tứ, lớp lang chứ không phải chỉ là thấy gì viết đó. Nó cho thấy thái độ dũng cảm của người cầm bút.
Nhiều người làm chuyên môn, giới phê bình và bạn đọc cũng giành cho cuốn sách những nhận xét chân thành, đầy yêu mến.
Cẩm Tú
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử
