Nhiều đối tác "tố" công ty Grab làm ăn thiếu minh bạch, có dấu hiệu trốn thuế ?
Công ty Grab đang giữ 3,6% thuế thu nhập của mỗi đối tác nhưng lại không có đóng thuế TNCN cho các đối tác khiến Grab đang có dấu hiệu trốn thuế
Bài liên quan
Sinh ra trong Grab taxi, bé trai được đi xe miễn phí suốt đời
Uber bán lại cho Grab, chính thức rút khỏi thị trường Đông Nam Á
Uber và Grab taxi có gây hệ lụy?
Một góc nhìn khác về những người lái xe trên sóng phát thanh Quốc gia
Ứng dụng CNTT trong dịch vụ vận tải: Doanh nghiệp cần một khung pháp lý rõ ràng hơn.
Vừa qua, ông Nguyễn Văn Hưng (Nhà Bè, TP HCM) phản ánh đến báo sau khi khởi kiện công ty TNHH Grab (công ty Grab) với lý do Grab thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của ông nhưng lại không đóng vào Cục thuế.
Ông Hưng cho biết, tôi đã hợp tác với Công ty Grab và trở thành đối tác của Grab, Grab đã cung cấp dịch vụ Grabcar từ tháng 1/2018 đến ngày 14/11/2018. Trong quá trình lao động tôi đã đạt doanh thu trong thời gian từ 1/1/2018 đến ngày 14/11/2018 là gần 205,5 triệu đồng. Trong đó, tôi hưởng 75% doanh thu, tương ứng 154,1 triệu đồng và Grab hưởng 25% doanh thu, tương đương 51,4 triệu đồng. Bên cạnh việc thu phí sử dụng phần mềm 25% doanh thu, Grab còn thu 3,6% tổng doanh thu khách hàng để nộp tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân. Grab thu thuế thu nhập sau mỗi chuyến đi kết thúc.
Sau khi Grab đột ngột ngắt ứng dụng vào ngày 14/11/2018, tôi đã nhiều lần đề nghị Công ty TNHH Grab phát hành chứng nhận đã nộp thuế VAT và thuế TNCN cho khoản thu nhập được phân chia nhưng công ty liên tục thoái thác, không cấp.
Đến ngày 4/4/2019, tôi đã làm đề nghị xin xác nhận nộp thuế TNCN lên Cục thuế TP.HCM lần thứ nhất. Đến ngày 9/4/2019, Cục thuế TP.HCM đã có văn bản trả lời số 4786/TB-CT, trong đó nêu rõ “Không có dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế của ông Nguyễn Văn Hưng”.
Đến ngày 18/6, tôi nhận được chứng từ khấu trừ thuế TNCN kinh doanh, do Công ty TNHH Grab ghi ngày phát hành là 12/4/2019, theo đó xác nhận khoảng thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018 đã nộp thuế TNCN cho khoản thu nhập chịu thuế là 154,1 triệu đồng.
Phiếu chứng từ khấu trừ thu thuế TNCN kinh doanh mà công ty Grab gửi ông Hưng là đã trả thu nhập, và đóng thuế nhưng lại không thể hiện khoản thu nhập đã được đóng cho thuế cho ông tại Cục thuế. |
Tuy nhiên khi tôi tiếp tục gửi đơn xác nhận nộp thuế TNCN lên Cục thuế TP HCM yêu cầu xác nhận việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế TNCN trong thời gian hợp tác với Công ty TNHH Grab giai đoạn 1/1/2018 đến ngày 31/12/2018 theo chứng từ khấu trừ thuế TNCN kinh doanh Grab cung cấp. Tuy nhiên, Văn bản 12092/TB-CT ngày 24/6/2019 của Cục thuế TP HCM trả lời một lần nữa ghi rõ “Không có dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế của ông Nguyễn Văn Hưng trong tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2018 của công ty TNHH Grab trên hệ thống của cơ quan thuế”.
Bên cạnh việc yêu cầu Công ty TNHH Grab cung cấp chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân, tôi vẫn tiếp tục đề nghị công ty xuất trình những chứng từ chứng minh đã nộp thuế VAT cho tôi. Tuy nhiên, đề nghị này đến nay vẫn chưa được Công ty TNHH Grab đáp ứng.
Ông Hưng cho biết thêm, với con số lên đến 200.000 đối tác, Grab đã giữ 3,6% tổng doanh thu khách hàng với danh nghĩa nộp hộ thuế VAT, thuế TNCN. Đây là số tiền lớn, khoảng 1.400 tỷ đồng/năm. Nếu số tiền trên không được hạch toán minh bạch, không chỉ ảnh hưởng tới ngân khố quốc gia mà còn đầy hàng trăm tài xế, đối tác Grab có thể gặp rắc rối trên hồ sơ thuế trong tương lai.
Ông Hưng chia sẻ: “đa số các đối tác của Grab đều bức xúc về việc đóng thuế thu nhập cá nhân nhưng không ai dám lên tiếng. Bởi mỗi khi ý kiến vấn đề trên là đối tác đó đều bị Grab cắt ứng dụng, khoá tài khoản một cách không minh bạch, không đúng với bộ “Bộ quy tắc ứng xử Grab Car” đã đưa ra. Vì miếng cơm, manh áo để có tiền trang trải các khoản nợ mua xe, lo cuộc sống cho gia đình mà mỗi đối tác Grab đều nhẫn nhịn chấp nhận mất không gần 30% thu nhập cho mỗi lần chạy cho Công ty Grab. Điều các các đối tác bức xúc nhất vẫn đề không minh bạch của Grab trong hành xử với đối tác và có nhiều dấu hiệu gian lận đối với việc đóng thuế thu nhập cá nhân hộ trong khi Grab luôn trả lời là đã đóng rồi”.
Ngoài ông Hưng, ông Nguyễn Thế Thiện (Bình Dương) cũng gặp trường hợp tương tự với Grab. Ông Thiện bức xúc: “Tài khoản lái xe của tôi đăng ký từ tháng 1/2018 qua ứng dụng của công ty Grab đăng ký hoạt động bình thường đến ngày 21/11/2018 thì Công ty Grab tự ý gửi tin nhắn thông báo khóa tài khoản vĩnh viễn có hiệu lực ngay. Công ty đã viện lý do cho rằng tôi vi phạm Điều 15.2 của Bộ quy tắc ứng xử Grab Car “hủy cuốc xe hoặc yêu cầu khách hủy cuốc xe không có lý do hợp lý”. Mặc dù, tôi đã nhiều lần phản ánh, mong muốn đối thoại để tìm ra giải pháp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên và giải quyết các vướng mắc nhưng không được công ty Grab hợp tác.
Ông Hưng sau khi khởi kiện Grab đã gửi đơn khiếu nại lên Cục thuế và Bộ Giao thông vận tải mong được điều tra, làm rõ về các dấu hiệu sai phạm của Grab. |
Đặc biệt, sau khi chấm dứt hợp đồng hợp tác với Công ty Grab, tôi kiểm tra thu nhập cá nhân và bảng kê khai thuế tại công ty Grab thì ngoài phần 25% cho bảo trì phần mềm thì chúng tôi phải đóng thêm 3,6% thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên khi chúng tôi yêu cầu Công ty Grab cung cấp xuất hoá đơn đã đóng hộ tôi về phần thuế thu thập cá nhân và thuế VAT 3,6% trên doanh thu từ tháng 1 năm 2018 đến 21/112018. Đến nay mặc dù đã gần 1 năm sau nhiều lần chúng tôi khiếu nại lên Công ty Grab và ra toà hoà giải nhiều lần nhưng Công ty Grab không cung cấp được hoá đơn đã nộp thuế thu nhập cá nhân cho tôi, cũng không giải quyết các vấn đề “Bộ quy tắc ứng xử Grab Car” một cách minh bạch, rõ ràng buộc tôi phải khởi kiện Grab ra toà để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho mình".
Theo ông Hưng và ông Thiện thì Toà án đã thụ lý đơn khởi kiện của 2 ông đối với công ty Grab, vụ việc sẽ được Toà án đầu tháng 12/2019 sẽ được xét xử. Ông Hưng thêm, ông đã gửi đơn khiếu nại lên Cục thuế TP.HCM và Bộ Giao thông Vận tải để sớm tiến hành thanh kiểm tra lấy lại quyền lợi cho các đối tác.