Những địa điểm lịch sử gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô
TTTĐ - 70 năm đã qua, những địa danh ghi dấu ngày Giải phóng Thủ đô vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Nhiều chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Vẹn nguyên những hồi ức về ngày tiếp quản Thủ đô |
16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô. Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hàng vạn người dân Thủ đô, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.
Cùng với những con người lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội, cầu Long Biên, Cột cờ Hà Nội... là những địa danh lịch sử gắn liền với những mốc son trong sự kiện lịch sử vẻ vang này của Thủ đô.
Cầu Long Biên được xem như chứng nhân lịch sử chiến thắng của quân và dân ta. Ngày 9/10/1954, những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Đồng thời, quân đội Việt Nam tiến vào cầu chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. |
Bắc Bộ phủ trước đây là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị Pháp ở Bắc Kỳ, dưới sự giám sát của Toàn quyền Đông Dương. Toà nhà đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hiện nay công trình là Nhà khách Chính phủ tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền |
Khu Thành cổ (Hoàng thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10/10/1954 |
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử. Đây đã trở thành nơi di tích lịch sử của Thủ đô và cả nước. |
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô. |
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Suốt từng ấy năm, nhà ga vẫn luôn nhộn nhịp du khách từ nhiều nơi trên đất nước và quốc tế. |
Chợ Đồng Xuân được Pháp xây dựng năm 1890. Từ sau ngày quân đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất tại thủ đô. Ngày nay, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương tấp nập của các thương lái không chỉ của Hà Nội mà cả nước. |
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954 |
15h ngày 10/10/1954, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vang lên. Đến nay, Nhà hát là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Hà Nội. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của thành phố và cả nước. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
Nhịp sống trẻ
Sức hút từ những hiện vật lịch sử qua lăng kính của giới trẻ
TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm nay không chỉ đơn thuần là một không gian nghệ thuật mà còn trở thành cầu nối để giới trẻ khám phá và tìm hiểu về di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Tôi yêu Hà Nội
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản
TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
Tôi yêu Hà Nội
Gần 3.000 bạn trẻ sẽ hội tụ tại Ngày hội Thanh niên quốc tế
TTTĐ - Sáng 9/11 tại Trường Đại học Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024.
Tôi yêu Hà Nội
Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô
TTTĐ - Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, năm học 2023 - 2024, nhiều hoạt động trong công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên khối trường học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và trở thành thương hiệu của sinh viên, học sinh Thủ đô.
Tôi yêu Hà Nội
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá
TTTĐ - Hình ảnh Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện” được thanh niên Thủ đô tham gia giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Tôi yêu Hà Nội
“Thủ phủ Hàng Mã” trước lễ hội Ma
TTTĐ - Sau khi tiếp nhận nội dung từ bài báo “Rùng rợn với cảnh “xương tan, thịt nát” ở phố Hàng Mã” đăng trên báo Tuổi trẻ Thủ đô, cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng vào cuộc nhắc nhở những tiểu thương buôn bán những sản phẩm mang tính bạo lực, trái với thuần phong, mỹ tục.
Tôi yêu Hà Nội
9x thể hiện tình yêu Hà Nội qua sản phẩm thủ công độc bản
TTTĐ - Với mong muốn quảng bá văn hóa Thủ đô, Đào Thị Hiền Thu - cô gái 9x đã dày công chế tác các sản phẩm độc lạ, lan toả hình ảnh Hà Nội đẹp từ nhiều góc nhìn khiến ai cũng phải trầm trồ. Là một lĩnh vực không mới tại Việt Nam, tuy nhiên, các sản phẩm thủ công độc bản qua bàn tay của Thu không chỉ được cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ đón nhận mà còn xuất hiện trên thị trường quốc tế.
Tôi yêu Hà Nội
Kỳ vọng giao thông công cộng Hà Nội sẽ chuyển biến mạnh mẽ
TTTĐ - Đại hội đại biểu hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 sẽ diễn ra trong hai ngày 14-15/10. Bên lề đại hội, nhiều bạn trẻ, thanh niên Thủ đô đã có nhiều kỳ vọng, gửi gắm tới Đại hội nhất là vấn đề phát triển giao thông công cộng trên địa bàn thành phố.
Tôi yêu Hà Nội
Xây dựng giao thông an toàn để nhà nhà hạnh phúc
TTTĐ - Trong những ngày này các ngành chức năng đã và đang phối hợp thực hiện Kế hoạch của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong tình hình mới. Nhiều bạn trẻ bảy tỏ mong muốn xây dựng giao thông xanh, giao thông an toàn bền vững để nhà nhà hạnh phúc.
Tôi yêu Hà Nội
Khắc hoạ niềm tự hào qua tranh cổ động
TTTĐ - Hình ảnh Thủ đô hào hùng, kiêu hãnh trong những ngày Giải phóng đã được họa sĩ Nguyễn Du tái hiện sinh động trong những bức tranh cổ động.