Những điều chưa biết về Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
![]() |
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Chuyện tình 60 năm “đi ngược lại nguyên tắc”
Hoàng hậu Michiko là con gái của một doanh nhân giàu có. Tuy là tiểu thư đài các song bà vẫn chỉ mang thân phận là một thường dân. Cuộc gặp gỡ bất ngờ trên sân tennis năm 1957 đã khiến Thái tử Akihito đem lòng yêu mến cô gái duyên dáng, xinh đẹp Michiko Shoda.
Năm 1959, Thái tử Akihito quyết tâm làm đám cưới với bà Michiko Shoda, bất chấp thân phận của bà. Đây được coi là một trong những hành động trái với truyền thống của Hoàng gia và Thái tử Akihito là người đầu tiên phá vỡ những nguyên tắc này để kết hôn với một thường dân.
Trải qua nhiều khó khăn vất vả, bà Michiko dần chiếm được sự tin tưởng và lòng yêu mến của các thành viên Hoàng gia. Công nương Michiko được hoan nghênh nhiệt liệt khi quyết định tự mình nuôi dạy con, gồm hai hoàng tử và một công chúa.
Mỗi sáng khi các con đi học, bà đều tự tay làm những hộp cơm trưa và cẩn thận gói cho các con mang đến trường. Cùng với Thái tử Akihito, Công nương Michiko đã tạo ra hình ảnh một cặp vợ chồng bình dị, đưa hoàng gia gần gũi với công chúng nhiều hơn.
59 năm ở bên nhau, tình cảm giữa cặp vợ chồng Nhật hoàng Akihito vẫn luôn đầy ắp. Những lúc rảnh rỗi, họ vẫn cùng nhau chơi tennis hay đi dạo trong công viên. Đặc biệt, vợ chồng Nhật hoàng có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề phúc lợi đối với người dân. Họ đã đi thăm hơn 400 cơ sở phúc lợi dành cho trẻ em, người già và người khuyết tật trên khắp nước Nhật.
Nhà vua Akihito trồng lúa trong Hoàng cung
Trồng lúa, nuôi tằm trong Hoàng cung
Hàng năm, noi gương của cha mình là Hoàng đế Showa, Nhật hoàng Akihito đều tự tay trồng và thu hoạch lúa trên cánh đồng trong Hoàng cung.
Trong khi đó, Hoàng hậu Michiko thường cho những con tằm ăn lá dâu tại một cơ sở trồng dâu nuôi tằm trong khuôn viên Hoàng cung. Với sự giúp đỡ của một số nhân viên, Hoàng hậu nuôi khoảng 120.000 con tằm từ mùa xuân và thu hoạch khoảng 150kg kén tằm vào đầu mùa hè. Số tơ này được dùng để phục hồi lại những trang phục cổ có giá trị lịch sử được Hoàng gia gìn giữ từ thế kỷ thứ 8 tại Kho lưu trữ bảo vật Hoàng gia Shosoin tại Nara.
Bên cạnh việc trồng lúa, Nhật hoàng còn có mối quan tâm đặc biệt và khuyến khích các dự án nghiên cứu về đời sống tự nhiên. Nhiều năm qua, Nhà vua Akihito đã nghiên cứu phân loại các loại cá bống, một loại cá nhỏ sống ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà vua đã cho xuất bản hơn 30 bài báo trên tạp chí của Hội. Ngài cũng là một trong số những người đóng góp cho những cuốn sách về những loài cá ở Nhật Bản. Với các tác phẩm trong lĩnh vực này, Nhà vua đã trở thành thành viên danh dự của nhiều Hội động vật và Viện nghiên cứu của các nước như Anh, Argentina, Australia và nhận Huy chương Charles đệ nhị do Hội Hoàng gia London trao tặng cho nguyên thủ các nước có đóng góp xuất sắc cho phát triển khoa học.
![]() |
Hoàng hậu Michiko cho tằm ăn dâu
Trong khi đó, Hoàng hậu Michiko quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật và đặc biệt hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Nhật Bản. Bà đóng góp vào lĩnh vực văn học thiếu nhi bằng việc xuất bản cuốn truyện tranh “Ngọn núi đầu tiên của tôi” do chính mình sáng tác và dịch thuật 80 bài thơ của nhà thơ dành cho thiếu nhi Michio Mado.
Chuyến thăm lịch sử
Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Việt Nam từ ngày 28/2 đến ngày 5/3 cho thấy mối quan hệ hai nước đang ngày càng khăng khít và gắn bó. Theo Thư ký báo chí của Nhà vua Nhật Bản, ông Hatsuhisa Takashima, chuyến thăm Việt Nam lần này của Nhà vua Akihito và Hoàng hậu là một trong những chuyến thăm được mong đợi nhất đối với người dân và chính giới hai nước.
Ông Takashima khẳng định quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam có lịch sử lâu đời. Sự giao lưu giữa hai nước có từ thế kỷ 16 với sự xuất hiện của khu phố Nhật Bản tại Việt Nam.Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây, quan hệ giữa hai nước đã trở nên hết sức tốt đẹp.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm Việt Nam từ ngày 28/2 đến ngày 3/3
Theo ông Takashima, trong mối quan hệ hữu nghị tin cậy này, việc lãnh đạo hai nước thực hiện những chuyến thăm lẫn nhau là điều vô cùng quan trọng. Là biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước và luôn hướng tới tinh thần hòa bình của nước Nhật Bản, việc Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quan hệ song phương giữa hai nước.
Trong thời gian ở Việt Nam, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ có các cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ tới thăm các địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tàng Sinh vật học tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như gặp gỡ, giao lưu với người dân Việt Nam.
Chiều 3/3, Nhà vua và Hà Nội sẽ đến Huế, thăm Đại Nội Huế, đồng thời thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế và thăm nhà tưởng niệm Phan Bội Châu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam coi trọng quan hệ và thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Chile

Việt Nam - Indonesia nhất trí thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại gạo

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực cho hạ tầng

Tổng Giám đốc WHO: Việt Nam đúng hướng trong chăm sóc sức khỏe toàn dân

Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia

Tập đoàn Granja Fujikura muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
