Những kiêng kỵ trong ngày đầu năm cần nhớ
![]() |
Ngày đầu năm lâu nay luôn được coi là ngày vô cùng quan trọng với mỗi người Việt. Dân gian quan niệm, ngày đầu năm gặp may mắn thì cả năm sẽ may mắn nên ngày đầu năm luôn có rất nhiều những điều kiêng kỵ.
- Kiêng quét nhà và không đổ rác mồng một
Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào ngày mồng một thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng. Nếu quét nhà thì phải dồn rác ở một góc nhà chứ không hót đổ đi.
Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác.
![]() |
Dân gian cho rằng nếu quét nhà vào ngày mồng một thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng (Ảnh:playnhe.com)
Vợ người lái buôn quét nhà, vô tình hốt cả đống rác đó đổ đi. Từ đó, gia đình người lái buôn trở nên khánh kiệt. Người ta cho rằng Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ ở góc nhà. Vì vậy, nhiều người tin rằng nếu quét nhà trong ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ ra khỏi nhà, tiền bạc cũng trôi theo. Vì thế từ trước đó cho đến đêm giao thừa, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, đồng thời ý tứ giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Riêng ở Nam bộ người ta còn cho rằng sau khi quét dọn phải cất hết chổi, bởi nếu trong ngày Tết bị mất chổi là điềm gở, cả năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.
- Kiêng cho hoặc xin nước, lửa
Người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn, cho người khác cái may trong ngày đầu năm thì cả năm đó sẽ gặp nhiều điều xui rủi như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai vạ.
![]() |
Dân gian quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên đầu năm không cho hoặc đi xin (Ảnh:pixabay.com)
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm nước tượng trưng cho nguồn tài lộc, sự sinh sôi “tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, mát lành. Nếu cho nước thì sẽ bị mất “lộc”. Bởi quan niệm này nên ngay từ những ngày cuối năm, dân gian luôn chủ động đưa nước đầy ắp lu vại, lửa hồng trong bếp để tránh phải đi xin mấy ngày đầu năm.
- Không vay mượn đầu năm
Người Việt quan niệm ngày đầu năm, gia đình mở cửa để rước tài lộc vào nhà. Việc mượn, trả giống như dâng tài lộc vào tay người khác. Thường chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu, cấp bách quá người ta mới buộc phải đi vay mượn tiền bạc. Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn, còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.
- Kiêng cắt tóc, cắt móng tay
![]() |
Không cắt tóc hay móng tay đầu năm, đầu tháng vì sẽ mang lại xui xẻo (Ảnh: baomoi.com)
Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu tháng, đầu năm.
- Kiêng để tang vào ngày mồng một
Tết Nguyên Đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người nên những nhà nào có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng ba ngày. Nếu có người mất đúng vào ngày mồng một thì gia chủ sẽ không phát khăn tang ngay mà để sang mồng hai, còn nếu nhà có người mất vào ngày 30 thì gia chủ thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó tránh để sang ngày mồng Một. Những gia đình có tang tránh đi chúc Tết, thăm hỏi người khác.
- Kiêng nói những điều xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
- Kiêng ăn món xui
![]() |
Nhiều nơi kiêng ăn tôm đầu năm vì sợ mọi việc đi giật lùi như tôm (Ảnh: healthplus.vn)
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó, mắm tôm, mực vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ mọi việc… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
- Kiêng mua đồ xui
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng một với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.
PV Tổng hợp
Theo nguồn internet
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”
