Tag

Những người lính biên phòng trên chiến tuyến chống dịch Covid-19

Xã hội 03/03/2020 08:59
aa
TTTĐ - Những ngày qua, biên giới phía Bắc chìm trong rét lạnh, mưa phùn làm cho những chiếc lều dã chiến dựng ngay trên đường biên càng thêm mong manh. Nhiều điểm chốt chặn không có điện, nước sinh hoạt, không có sóng điện thoại di động nhưng những người lính biên phòng vẫn chia nhau bám trụ 24/24 giờ để hoàn thành nhiệm vụ...

Những người lính biên phòng trên chiến tuyến chống dịch Covid-19

Ngọn lửa ấm giữa hang giá lạnh

Đại tá Trần Văn Bừng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng (BĐBP) Việt Nam cho biết, thời gian này, lực lượng biên phòng các tỉnh ngày đêm chốt các cửa khẩu biên giới, kiểm tra các đường mòn, quản lý chặt chẽ không để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Ngoài ra, anh em còn đến các khu vực dân cư để tuyên truyền, vận động bà con phòng dịch, tuyệt đối không vượt biên trái phép, tập trung quản lý và phục vụ các khu cách ly...

Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguy cơ lây nhiễm dịch cao do phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người làm thủ tục xuất nhập cảnh, trang thiết bị bảo hộ chưa đảm bảo, những người lính biên phòng đã không ngại khó khăn, nguy hiểm dồn tâm sức để thực hiện tốt nhiệm vụ. Luôn ở tuyến đầu chống dịch nên nhu cầu về trang thiết bị bảo hộ phục vụ công tác của BĐBP rất lớn.

Lạng Sơn: 11 lán dã chiến

Hàng trăm chiến sĩ thuộc các đồn biên phòng Lạng Sơn những ngày này ăn gió nằm sương, gác từng đường mòn lối mở nơi địa đầu Tổ quốc đề phòng dịch virus Covid-19 lây lan.

Chiến sĩ biên phòng Lạng Sơn nhóm lửa sưởi ấm tại lán dã chiến
Chiến sĩ biên phòng Lạng Sơn nhóm lửa sưởi ấm tại lán dã chiến

Để ngăn chặn việc xuất nhập cảnh trái phép trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồn đã dựng 11 lán và bố trí quân số trực từ 3 - 5 người/lán tại các đường mòn, lối mở. Nhiều ngày qua, nơi đây chưa phát hiện trường hợp nào xuất nhập cảnh trái phép.

Mười một lán dã chiến của BĐBP cửa khẩu Hữu Nghị nằm rải rác trên dọc tuyến biên giới của huyện Cao Lộc. Cứ 6 tiếng, các chiến sĩ lại đổi ca một lần để phòng, chống người lây nhiễm virus Covid-19 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Lán dã chiến số 11 của BĐBP cửa khẩu Hữu Nghị nằm trên lối mòn đi qua bản Kéo, thị trấn Đồng Đăng. Ca gác chiều tối 6/2 có 4 cán bộ, chiến sĩ. Những ngày đầu trên lán không có điện, cán bộ, chiến sĩ phải thắp sáng bằng đèn nến và đốt hương đuổi muỗi, côn trùng.

Lán dã chiến của bộ đội nằm ở lưng chừng núi, con đường cheo leo vắt vẻo trơn trượt đầy bùn đất do mưa lớn vài ngày qua. Đây là đường lên lán gần và dễ đi nhất nhưng vẫn phải tránh những tảng đá tai mèo sắc nhọn kẻo ngã chấn thương.

Thiếu úy Dương Quý Đôn cùng đồng đội được tăng cường túc trực tại các đường mòn, lối mở từ Tết. Năm nay, toàn bộ quân số của đồn đều không được về đón năm mới mà phải tăng cường lên biên giới chống dịch Covid-19. "Không được về ăn Tết tôi cũng nhớ bố mẹ nhưng xác định chuyến công tác sẽ kéo dài nên thường xuyên gọi điện về hỏi thăm gia đình. Các cụ cũng dặn dò và động viên để tôi yên tâm công tác", Thiếu úy Dương Quý Đôn tâm sự.

Trong chiếc lều dã chiến, một chiếc giường xếp được Trung úy Nguyễn Văn Sỹ kê vắt vẻo trên các phiến đá tai mèo lổn nhổn sắc nhọn. "Mấy đêm trước trên lán mưa lớn lắm, mình nằm ngủ mà cả dòng nước chảy dưới chân giường. Trời thì rét, có mưa phùn nên các anh em mặc nguyên áo bông để ngủ", Trung úy Sỹ kể.

Đêm xuống ở nơi biên thùy xa xôi heo hút, gió mùa Đông Bắc tràn về khiến nhiệt độ chỉ ở mức dưới 10 độ C. Lạnh không ngủ nổi nên các anh thay phiên nhau đi tuần tra.

Cách đó chừng 30 cây số, cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tân Thanh đang tích cực kéo đường điện lên các lán nằm sát đường biên giới. Từ ngày đầu tháng 2, đồn lập 12 lán dã chiến tại các đường mòn, lối mở để ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.

Những ngày qua, tổ công tác cắm tại thôn Nà Ngầu đã ngăn hàng chục lượt người dân địa phương có ý định xuất cảnh qua Trung Quốc. "Mấy hôm trước có trường hợp người dân trong bản định vượt biên đi thăm con gái ở bên kia biên giới nhưng chúng tôi quyết tâm ngăn chặn và thuyết phục bằng được để bà con hiểu không nên tự ý đi sang bên kia, tránh lây nhiễm bệnh dịch", đại úy Vũ Xuân Quyết, thành viên tổ công tác, chia sẻ.

Cao Bằng: Nhiều công dân nhập cảnh trái phép qua lối mở

Tại Cao Bằng, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng diễn biến phức tạp, BĐBP Cao Bằng đã tổ chức 104 buổi tuyên truyền với 493 lượt người tham dự; cấp phát miễn phí trên 4.500 khẩu trang y tế và 120 tờ rơi tuyên truyền về dịch bệnh cho nhân dân khu vực biên giới; tự trang bị 6.000 khẩu trang y tế, 50 lọ dung dịch sát khuẩn phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, chiến sĩ; hỗ trợ trao tặng cho Trạm Kiểm soát biên phòng xuất nhập cảnh Thủy Khẩu (Trung Quốc) 5.000 khẩu trang y tế.

85 người là công dân Việt Nam có hành vi nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở gần cửa khẩu Lý Vạn (Cao Bằng)
85 người là công dân Việt Nam có hành vi nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở gần cửa khẩu Lý Vạn (Cao Bằng)

Đồng thời, BĐBP Cao Bằng còn thành lập tổ công tác tiền phương chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch gồm 45 đồng chí sẵn sàng cơ động triển khai chống dịch ở các đơn vị, địa bàn trọng điểm.

Tại các đồn trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân ở khu vực biên giới về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, công tác kiểm soát, giám sát biên phòng tại các cửa khẩu, lối mở... được quyết liệt thực hiện. BĐBP quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Liên tiếp trong ba ngày (từ ngày 27 - 29/2), Đồn biên phòng Quang Long phát hiện 49 công dân Việt Nam sang Trung Quốc lao động, nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua khu vực đường mòn, lối mở do đơn vị quản lý.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại Cao Bằng
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại Cao Bằng

Theo đó, lúc 4h30 ngày 27/2, khi đang tuần tra, kiểm soát tại khu vực mốc 892 thuộc địa bàn xã Việt Chu, huyện Hạ Lang, tổ công tác của Đồn biên phòng Quang Long phát hiện 17 công dân nhập cảnh trái phép về Việt Nam theo các đường mòn, lối mở. Đến 8h30 ngày 28/2, đơn vị tiếp tục phát hiện thêm 14 công dân nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tại khu vực này.

Trước đó, khoảng 8h ngày 11/2, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn biên phòng cửa khẩu Lý Vạn làm nhiệm vụ tại mốc 848, phát hiện 85 người là công dân Việt Nam có hành vi nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở.

Lào Cai: Tập trung tuyên truyền phòng, chống dịch

Mốc biên giới 112 ở thôn Cốc Phương (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương) là nơi Thượng úy Triệu Tiến Ngân (nhân viên đội phòng chống ma túy và tội phạm, đồn biên phòng bản Lầu, BĐBP Lào Cai) cùng 5 anh em trong tổ công tác trực chiến làm nhiệm vụ tuần tra biên giới, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19.

Tính từ thời điểm nhận nhiệm vụ trực Tết Nguyên đán, đã 25 ngày Thượng úy Ngân chưa về với gia đình. Trực Tết xong, anh nhận luôn nhiệm vụ trực chiến về dịch nơi biên cương xa xôi.

Các chiến sĩ biên phòng Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) tuần tra trong đêm
Các chiến sĩ biên phòng Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) tuần tra trong đêm

Đại úy Phạm Thiện Hãnh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Bản Lầu cho biết: “Từ thời điểm có kế hoạch phòng chống dịch Covid-19, đơn vị tổ chức 4 tổ tuần tra 24/24 giờ khu vực biên giới để chốt chặn, kiểm tra xuất nhập cảnh của bà con nơi biên giới thuộc hai xã Bản Lầu và Lùng Vai (huyện Mường Khương).

Khó khăn nhất là hiện nay khu vực sông suối cạn, bà con dễ dàng đi lại qua hai bên biên giới Việt - Trung. "Tuy nhiên năm nay có dịch Covid-19, trước đó bà con đã “thấm" sau dịch tả lợn châu Phi hay dịch SARS nên từ lúc bộ đội đeo băng rôn phòng chống dịch, bà con ít ra đường hơn, hạn chế mở hàng quán hơn", Đại úy Hãnh cho hay.

Cùng với đó, đồn biên phòng phối hợp với chính quyền xã tuyên truyền cho bà con ở khu vực biên giới về cách phòng chống dịch trên loa phát thanh 2 lần mỗi ngày, cử cán bộ nhắn tin qua Zalo cho bà con nhân dân, phối hợp với nhà trường nhắn tin cho phụ huynh. Đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương soạn thảo các bài tuyên truyền về sự nguy hiểm cùng những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để thông báo liên tục trên hệ thống loa truyền thanh bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc đến nhân dân. Cán bộ vận động quần chúng của Đồn biên phòng Bản Lầu cũng bám sát địa bàn để tuyên truyền trực tiếp đến từng người dân.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Xem thêm