Tag

Những trải nghiệm văn hóa ở làng nghề nghìn năm tuổi

Nhịp điệu cuộc sống 10/05/2023 11:15
aa
TTTĐ - Làng Đa Sỹ ngày nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội, nằm trải dài bên bờ sông Nhuệ hiền hòa.
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú tại lễ hội đền Kim Liên 2023

Ngôi làng nức tiếng gần xa với truyền thống học hành khoa cử và nghề rèn lâu đời bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giờ đây, cùng với quá trình đô thị hóa, người dân Đa Sỹ vẫn bền bỉ gìn giữ và phát triển nghề truyền thống lâu đời cùng những giá trị văn hóa các thế hệ ông cha đã truyền thụ.

Nghìn năm tuổi vẫn “đỏ lò” giữ nghề truyền thống

Theo sử sách, nghề rèn ở Đa Sỹ có từ thời Hùng Vương. Khi đó, người dân trong làng rèn các loại vũ khí thô sơ như giáo mác cung cấp cho các lạc hầu, lạc tướng, giữ yên bờ cõi và rèn các nông cụ phục vụ sản xuất lao động.

Cổng phía đông và cũng là cổng chính vào làng Đa Sỹ
Cổng phía đông và cũng là cổng chính vào làng Đa Sỹ

Đến đầu thế kỉ XIII, thời nhà Trần, nghề rèn ở làng chính thức trở nên chuyên nghiệp, được nâng cao kĩ thuật để tạo ra các sản phẩm tinh xảo hơn khi hai cụ Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần đến từ Thanh Hoá truyền dạy cho dân làng bí quyết nghề rèn. Vào các ngày 27 tháng 3 và 25 tháng 8 Âm lịch hàng năm, dân làng lại trang nghiêm tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ công ơn hai cụ.

Lễ Dâng hương Thành hoàng và các vị Tổ nghề trong hội làng Đa Sỹ hàng năm
Lễ Dâng hương Thành hoàng và các vị Tổ nghề trong hội làng Đa Sỹ hàng năm

Cũng đã thành thông lệ sau Tết Nguyên đán, mỗi cơ sở sản xuất ở làng sẽ chọn ngày tốt để làm lễ “đỏ lò” - lò rèn được đốt than cháy rừng rực, người thợ cả chọn làm một sản phẩm tinh anh để thể hiện ước mong một năm mới suôn sẻ, vững chắc, tốt đẹp.

Quai búa một trong những công đoạn quan trọng nhất của nghề rèn ở Đa Sỹ
Quai búa - một trong những công đoạn quan trọng nhất của nghề rèn ở Đa Sỹ

Sản phẩm rèn của làng Đa Sỹ phong phú về chủng loại, kiểu dáng, nổi tiếng bởi độ bền, sắc, cứng hơn bất cứ sản phẩm nào trong vùng đồng bằng Bắc bộ, chủ yếu là dao, kéo, cuốc, xẻng và một số đồ nông cụ, đồ nghề xây dựng.

Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”. Chính vì thế nhiều năm nay, các mặt hàng của làng rèn Đa Sỹ không chỉ phổ biến trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây, ba nước khu vực Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia từng là nơi tiêu thụ rộng rãi các sản phẩm của làng Đa Sỹ. Ngày nay, dao, kéo của Đa Sỹ đã sang tận các nước có yêu cầu sản phẩm chất lượng cao như: Đức, Pháp, Mỹ...

Một người thợ đang tôi thép
Một người thợ đang tôi thép

Về làng Đa Sỹ, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh từ người già đến trẻ, cả nam và nữ đều có thể thực hiện các công đoạn của nghề rèn, một nghề lao động nặng nhọc. Tiếng búa đập, tiếng máy cắt thép xen lẫn tiếng trò chuyện của những người thợ như xua tan nỗi vất vả của nghề.

Làng rèn Đa Sỹ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của cả nước. Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ, cho biết: "Hiện nay, cả làng có hơn 800 hộ gia đình làm nghề rèn. Mỗi hộ đều có những bí quyết gia truyền và thường chuyên về một số sản phẩm riêng".

Bài toán kinh tế và ứng xử văn hóa

Ông Nguyễn Văn Mộc - một thợ giỏi trong làng - cho biết: Để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt rất công phu. Đầu tiên, những người thợ sẽ cắt các bản thép thành hình dạng của sản phẩm, sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu thép và sản phẩm tạo ra cần cỡ dày mỏng mà thời gian nung sẽ khác nhau.

Hoàn thiện sản phẩm
Hoàn thiện sản phẩm

Khi phôi thép nung chuyển sang màu đỏ mong muốn là đến lúc đặt lên đe để quai búa. Do yêu cầu thao tác quai búa phải nhanh, mạnh, dứt khoát, đòi hỏi rất nhiều sức lực của người thợ, vì thế người đứng lò hầu hết là các thanh niên trai tráng.

Đến công đoạn gọt cánh, gọt bỏ những phần thừa để tạo hình dáng hoàn chỉnh cho sản phẩm. Tiếp theo là các bước mài nước, gạt màu, đánh phớt bóng, bôi dầu, tra cán thường được người già, phụ nữ và thiếu niên đảm nhiệm, bởi khâu này không đòi hỏi sức lực cũng như kỹ thuật cao.

Xưởng rèn gia truyền tại làng Đa Sỹ
Xưởng rèn gia truyền tại làng Đa Sỹ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mộc chia sẻ: “Đặc sắc nghề rèn của làng Đa Sỹ là kỹ thuật tôi thép và kỹ thuật làm lưỡi. Thép được tôi đúng cách thì sản phẩm sẽ tốt, rắn, bền, sắc. Làm lưỡi cả ngàn cái đều tăm tắp, mỏng và không cong vênh. Cả hai kĩ thuật này không có trong sách vở nào dạy mà đều được lưu truyền nhờ kinh nghiệm từ đời trước đến đời sau. Mỗi hộ dân nghề rèn ở Đa Sỹ đều có bí quyết riêng nhưng điểm chung là thép phải tốt và kỹ thuật cao mới cho ra lò những sản phẩm sắc bén.”

Trước đây, người dân Đa Sỹ mất rất nhiều công sức mới làm ra được một sản phẩm. Nghề rèn vất vả, quanh năm phải tiếp xúc với hơi than độc hại. Trong những ngày hè nóng bức, ngồi bên bếp than rực lửa với tiếng đe, tiếng búa chan chát bên tai, không phải ai cũng muốn gắn bó.

Một góc làng Đa Sỹ ngày nay
Một góc làng Đa Sỹ ngày nay

Theo xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày nay, nghề rèn ở Đa Sỹ đỡ nặng nhọc hơn nhiều, năng suất cũng tăng cao do các hộ làm nghề đầu tư thêm máy móc tự động, bán tự động. Những khâu gia công yêu cầu nhiều sức lao động đã được thay thế bằng búa máy, sạt lưỡi bằng máy... Người thợ chỉ làm thủ công các công đoạn hoàn thiện sản phẩm và kỹ thuật tôi thép.

Hàng ngày, mỗi cơ sở sản xuất được trung bình khoảng 20 - 30 sản phẩm các loại, lớn nhỏ khác nhau. Trên thị trường, giá bán giao động từ 30 - 200 nghìn đồng/chiếc, trừ hết chi phí, thu nhập khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/ngày.

Những trải nghiệm văn hóa ở làng nghề nghìn năm tuổi

Bên cạnh đó, người làm nghề vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở. Dao, kéo Đa Sỹ chưa khắc phục được nhược điểm dễ bị hoen gỉ, mẫu mã, hình thức của sản phẩm cũng chưa hấp dẫn nên chưa thâm nhập được vào thị trường hàng gia dụng cao cấp. Vì vậy, ít được bày bán trong hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn.

Các cơ sở sản xuất còn mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, nằm ngay trong khu dân cư gây ô nhiễm tiếng ồn và bụi. Thợ giỏi trong làng chỉ còn khoảng 20 người. Nên việc truyền dạy và giữ lửa nghề ông cha để lại là một bài toán không dễ trong đời sống ngày nay.

Quá trình sản xuất kinh doanh ngành nghề rèn của làng cũng đã được thành phố Hà Nội quy hoạch để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống. Nghệ nhân Đinh Công Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề làng Đa Sỹ, cho biết: “Thành phố đang hoàn thiện dự án điểm công nghiệp làng nghề Đa Sỹ rộng 13,2 ha. Chúng tôi đang tiến hành rà soát và vận động các cơ sở sản xuất tham gia thực hiện chủ trương ý nghĩa này của thành phố.

Dự án giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư và tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hàng năm, Hiệp hội cố gắng làm tốt vai trò đoàn kết, mở rộng giao lưu trao đổi kinh nghiệm, mở lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người thợ trong làng và cả nước”.

Một du khách nước ngoài đang trải nghiệm làm dao tại làng nghề Đa Sỹ
Một du khách nước ngoài đang trải nghiệm làm dao tại làng nghề Đa Sỹ

Chúng tôi thiết nghĩ việc đi tìm lời giải cho bài toán kinh tế nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề hàng nghìn năm tuổi Đa Sỹ cũng là một ứng xử văn hóa tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội hôm nay. Đó không chỉ là sự trân trọng, tiếp nối dòng chảy văn minh vật chất cha ông ta để lại mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tinh thần, nhân sinh quan, thế giới quan dân gian.

Một số gia đình ở làng nghề rèn Đa Sỹ đã gắn việc giữ gìn truyền thống với phát triển du lịch. Du khách được thăm quan, trải nghiệm các công việc để tạo ra sản phẩm và có thể mua về những đồ dùng cần thiết cho gia đình làm kỉ niệm. Đó thực sự là những hiện thực sinh động về sự kiên trì, dũng cảm, thông minh, chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.

Đọc thêm

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa Nhịp điệu cuộc sống

Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa

TTTĐ - Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa là 1 trong 7 dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực du lịch sử dụng ngân sách Nhà nước vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của TP Hà Nội.
Vietjet công bố đường bay mới Daegu - Nha Trang Du lịch

Vietjet công bố đường bay mới Daegu - Nha Trang

TTTĐ - Vietjet đã chuyên chở 10 triệu lượt khách giữa Hàn Quốc - Việt Nam, với hơn 37 đường bay thường lệ và thuê chuyến.
Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024 Du lịch

Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024

TTTĐ - Lần đầu tiên trong lịch sử Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF, hai đội đối đầu trong vòng loại cuối cùng cũng chính là 2 đội xuất sắc nhất lọt vào đêm chung kết. Cùng nhìn lại những màn trình diễn “bất phân thắng bại” của Trung Quốc và Phần Lan trong đêm thi thứ 4 của DIFF 2024.
Chàng Sơn - Làng của những người làm "ra gió" Người Hà Nội

Chàng Sơn - Làng của những người làm "ra gió"

TTTĐ - Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là làng nghề truyền thống nổi tiếng với những chiếc quạt tay thủ công sáng tạo và tinh xảo. Giữa cuộc sống hiện đại khi các phương tiện quạt điện, điều hòa trở nên phổ biến, những chiếc quạt giấy Chàng Sơn đầy màu sắc đâu đó vẫn xuất hiện trên đôi tay của người dùng, vẫn là dụng cụ trang trí cần thiết của nhiều cơ sở kinh doanh. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mỗi chiếc quạt chính là kết tinh của tri thức dân gian, sự sáng tạo, khéo léo, chăm chỉ được người Chàng Sơn gửi gắm bằng cả tấm lòng.
Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa Du lịch

Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

TTTĐ - Tập đoàn Sun Group vừa chính thức đưa Công viên nước Sầm Sơn (Sam Son Water Park) trong Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son có quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa, đi vào vận hành đón khách. Ngay sau lễ khai trương chiều 30/6, đã có gần 4.000 lượt khách mua vé vào vui chơi tại Sam Son Water Park.
Cao Bằng: 29 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 29 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 29 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Bài 4: Không chỉ là “nơi để trở về”… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Không chỉ là “nơi để trở về”…

TTTĐ - Nhà văn Toan Ánh trong “Nếp cũ - Con người Việt Nam” đã khẳng định: “Nếu gia đình là một bụi cây nhỏ, gia tộc là cả một khóm rừng, khóm rừng che chở cho bụi cây nhưng bụi cây dù nhỏ cũng góp phần vào để làm cho khóm rừng thêm rậm rạp. Muốn biết khóm rừng phải đi từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ gia đình”.
Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa Du lịch

Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa

TTTĐ - Ngày 29/6, Lễ khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 chính thức diễn ra tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đón hàng ngàn du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội Tây Bắc sôi động trên những cung đường nhuộm sắc hoa hồng.
Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, TP Hà Nội đã không ngừng đổi mới, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Gia đình là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng mỗi hạt nhân văn hóa nên cũng luôn được thành phố trân trọng và đặt nhiều tâm huyết.
Xem thêm