Tag
Lễ hội đền Trần Thái Bình

Niềm tự hào linh khí 800 năm

Văn hóa 10/02/2025 23:23
aa
TTTĐ - Nhắc tới nhà Trần là nhắc tới một trong những triều đại rực rỡ bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Cùng với di sản văn hóa đồ sộ về Phật giáo, thi văn; việc mở mang bờ cõi, phát triển non sông, vua tôi nhà Trần còn đưa nghệ thuật quân sự, tình đoàn kết thành đỉnh cao của giá trị quốc gia, ghi dấu những chiến công lẫy lừng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chính vì thế mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người Thái Bình nói riêng và Nhân dân đất Việt nói chung.
Tối nay, khai hội đền Trần Thái Bình năm 2025 Độc đáo lễ rước bộ và cấp thủy tại đền Trần Thái Bình Khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Âm vang miền hào khí Đông A

Tròn 800 năm vương triều Trần được sáng lập (1225 - 2025). Một vương triều với 12 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm (1225 - 1400). Nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông với cuộc đời khiến bao nhà sử học, thi sĩ và văn nhân đặt bút, viết lời ngợi ca. Bản thân những vị vua triều Trần cũng chính là những nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm để đời.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Một triều đại sản sinh ra rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư... vừa dũng mãnh, trí lực hơn người; vừa đức độ uyên thâm mà lại hào hoa tay gươm tay bút.

Thái Bình được biết đến là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều nhà Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp.

Hiện ở làng Tam Đường còn 4 ngôi mộ cổ của Tứ Đại Vương Thất Đầu Triều là: Thái Tổ Trần Thừa, Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.

Tại xã Liên Hiệp còn 2 ngôi mộ cổ của Thống quốc Thái Sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Ngừ (Trần Thị Dung).

Niềm tự hào linh khí 800 năm

Đến Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, Nhân dân và du khách thập phương sẽ cảm nhận được rõ rệt niềm tự hào của đất và người Thái Bình với dòng họ và những nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc.

Không chỉ những công trình, lăng mộ, đền thờ được chăm sóc, gìn giữ rất trân trọng mà toàn bộ khu di tích rộng lớn bề thế được đầu tư, tu sửa xứng với công đức nhà Trần để lại cho đất nước.

Đi qua vòm cổng nguy nga, thả từng bước chân trên nền gạch lát, ngắm những dấu tích rêu phong cổ kính, để hồn mình phiêu du qua từng tán cây, rặng liễu, sắc hoa, đôi khi chúng ta như thoáng chốc được ngược thời gian, trở về với những năm tháng nhà Trần gây dựng cơ đồ.

Linh khí non sông hòa quyện với ý chí, nỗ lực và nghị lực phi thường của những người con đất Hưng Hà đã làm nên 175 năm - giai đoạn đất nước phát triển rực rỡ trên cả mọi mặt. Chúng ta có 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, có hào khí Đông A, có lời thề "Sát Thát", có những "người lính già đầu bạc kể mãi chuyện Nguyên Phong". Chúng ta có Phật Hoàng Trần Nhân Tông, có bậc đại tài quân sự Trần Hưng Đạo, có những Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chưa đủ tuổi cũng quyết chí cầm quân đánh giặc...

Niềm tự hào linh khí 800 năm

Một bên là tráng khí hào hùng cuồn cuộn; một bên là lòng nhân nghĩa cùng hồn thơ thấm đẫm nhân văn, từ nơi đây nhà Trần đã phát tích để phát triển, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ với lịch sử đất nước, để lại những di sản quý báu cho văn hóa và Phật giáo của dân tộc. Mảnh đất này cũng là nơi những nhân vật lịch sử yên nghỉ, thanh thản trở về với nguồn cội của mình.

Bởi vậy, đến nơi đây, chúng ta được cúi đầu kính cẩn trước những người họ Trần mà cuộc đời, sự nghiệp, tên tuổi đã đi vào sử sách, gắn với một trong những giai đoạn thái bình thịnh trị, rực rỡ nhất của lịch sử Việt Nam. Chúng ta còn được ôn lại lịch sử hào hùng của lớp lớp người đi trước trong hành trình gìn giữ hòa bình cho non sông gấm góc.

Hào khí Đông A từ xa xưa vẫn được gió thời gian thổi về, chảy rần rật trong huyết quản người Việt, thắp sáng niềm tự hào dân tộc để chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh cùng quyết tâm phát triển cơ nghiệp mà tổ tiên truyền lại.

Giữ gìn vốn quý, phát huy giá trị mảnh đất thiêng

Đến Lễ hội đền Trần Thái Bình, du khách thập phương vui thích khi được hòa vào nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ... để tìm hiểu về cuộc sống, tâm hồn của người dân dưới sự trị vì nghiêm minh và sáng suốt của các vua Trần.

Đông đảo du khách đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình
Đông đảo du khách đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình

Một trong những hoạt động đặc sắc thu hút sự chú ý của người dân đó là lễ rước nước (rước thủy và rước bộ) để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới, lênh đênh trên sông nước.

Lễ rước nước là hoạt động trước khi diễn ra lễ khai hội đền Trần. Quan trọng nhất trong lễ rước chính là việc lấy nước thánh. Theo đó nước thánh phải lấy ở ngã ba tam tỉnh nơi giao lưu của dòng sông Luộc gặp sông Hồng và sông Thái Bình rồi đổ ra biển Đông.

Cũng chính vì sự gắn bó với sông nước, nên các vị tổ tiên nhà Trần thường ghép tên mình với tên một loại cá như Trần Kinh nghĩa là cá Kình, Trần Hâp nghĩa là cá trắm, Trần Lý: Cá chép, Trần Thừa: Cá nheo, Trần Thị Dung: Cá ngừ.

Ngày nay, nghi lễ này đã trở thành nghi thức gắn với tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mùa màng tươi tốt cũng như báo công đến các vị vua của cư dân vùng châu thổ sông Hồng sau một năm sản xuất.

Niềm tự hào linh khí 800 năm

Bên cạnh những trò chơi dân dã nói trên lễ hội còn tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng tôn kính.

Cùng với phần lễ trang nghiêm, Lễ hội đền Trần Thái Bình còn là dịp để người dân và du khách hòa mình vào các hoạt động văn hóa đặc sắc trong phần hội.

Từ các trò chơi dân gian như kéo lửa nấu cơm, kéo co, pháo đất, cờ tướng, đến những cuộc thi truyền thống như gói bánh chưng, thi cỗ cá, têm trầu cánh phượng, tất cả đều mang đến bầu không khí tươi vui, gắn kết cộng đồng.

Đặc biệt, liên hoan hát văn - loại hình nghệ thuật độc đáo gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu - góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa và tâm linh của lễ hội.

Niềm tự hào linh khí 800 năm

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp” được đầu tư quy mô với sự tham dự của 500 nghệ sĩ, diễn viên... tái hiện những dấu ấn vàng son, công lao của các vị vua triều Trần.

Đêm nghệ thuật khai mạc có sự tham dự của NSND Tự Long, NSƯT Thanh Thanh Hiền; ca sĩ Trọng Tấn, Ngọc Anh, ca sĩ Minh Quân, Sao Mai Thu Thủy… Đặc biệt, khán giả tham dự được thưởng thức công nghệ ánh sáng kết nối với dàn layer Trus, công nghệ 3D Mapping đặc sắc.

Qua đó, người dân thêm tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông và quê hương Thái Bình - mảnh đất thánh nhân, giàu truyền thống văn hóa và tâm linh.

Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp”
Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp”

Những hoạt động phong phú, đặc sắc tại lễ hội cho thấy chính quyền và người dân nơi đây đã trân trọng bảo tồn, tái hiện các giá trị quý báu mà cha ông để lại.

Đồng thời, cùng với việc tổ chức bài bản, phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương mình, huyện Hưng Hà nói riêng và Thái Bình nói chung đang thể hiện sâu sắc tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây để Hưng Hà mãi là vùng đất thiêng, là nơi người dân bốn cõi tìm về tưởng nhớ, tri ân công lao triều Trần cũng như thán phục sự đổi mới, phát triển của mảnh đất phát tích, hưng nghiệp nhà Trần khi xưa.

Đọc thêm

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới Nghệ thuật

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

TTTĐ - Tối 27/4, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” đã diễn ra tại 3 điểm cầu Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư công phu, hoành tráng, chương trình là bản hùng ca vang mãi về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó tiếp thêm sức niềm tin, sức mạnh cho Nhân dân bước vào kỷ nguyên mới.
Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh Văn hóa

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

TTTĐ - Ngày 27/4, UBND huyện Cẩm Giàng và Nhân dân xã Cẩm Văn (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ hội truyền thống, dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh, tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia.
Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Hoàng Ly đã cùng sinh viên Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có màn trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng vô cùng ấn tượng hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm