Tag

Nỗ lực thoát nước phòng, chống úng ngập đô thị

Môi trường 16/06/2022 12:35
aa
TTTĐ - Mới vào đầu mùa mưa ở miền Bắc nhưng Hà Nội đã ghi nhận lượng mưa kỷ lục, thậm chí vượt mốc mưa lịch sử 36 năm qua. Hậu quả là nhiều tuyến đường nội đô Hà Nội ngập úng. Để giải quyết vấn đề này, ngành chức năng nói chung, Sở Xây dựng Hà Nội nói riêng đã đưa ra những giải pháp để thoát nước, phòng chống ngập úng đô thị.
Hà Nội sẵn sàng phương án thoát nước, chống úng ngập trong mùa mưa lũ Hà Nội tiếp tục hứng mưa lớn, lực lượng chức năng kịp thời ứng trực ở các điểm ngập sâu Hà Nội: Nước rút nhanh sau cơn mưa lớn nhờ chủ động ứng phó

Hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện

Theo Quy hoạch Thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTG ngày 10/5/2013, hệ thống thoát nước khu vực nội thành Hà Nội được chia thành 4 lưu vực: Tô Lịch, Tả sông Nhuệ, Hữu sông Nhuệ, Long Biên.

Đến nay hệ thống thoát nước Hà Nội đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo Quy hoạch đối với khu vực: sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 thuộc địa bàn 8 quận (gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ) điển hình là cụm công trình đầu mối Yên Sở (bao gồm trạm bơm Yên Sở 90m/s) cùng hệ thống kênh mương, hồ điều hòa; với thiết kế cường độ mưa 310mm/2ngày cho toàn bộ hệ thống và 70mm/h đối với hệ thống cống…

Còn lại các khu vực khác như: Tả sông Nhuệ, Hữu sông Nhuệ, Khu vực Long Biên, các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. VD như: trạm bơm Liên Mạc (170m3/s), trạm bơm Gia Thượng, Cự Khối (tổng cộng suất 65m3/s); Hiện đang đầu tư Trạm bơm Yên Nghĩa 120m3/s chưa hoàn thiện thi công kênh dẫn La Khê; nhà máy xử lý nước thải Yên Xá 270.000m3/ngày và hệ thống thu gom nước thải nhưng chưa hoàn thiện; sông Nhuệ chưa được cải tạo, nạo vét và kè sông là những nguyên nhân chính chưa đảm bảo công tác thoát nước cho TP.

Xoá bỏ 5 điểm úng ngập, giảm thời gian, chiều sâu úng ngập 5 điểm

Với những nỗ lực khắc phục tình trạng ngập úng khi mưa lớn, ngành chức năng của Hà Nội thời gian qua đã xóa bỏ được 5 điểm úng ngập trong các năm 2020, 2021 (gồm: Thanh Đàm; Trường Trinh; Giải Phóng; Đội Cấn; Phạm Văn Đồng do các dự án đã triển khai hoàn thành phát huy hiệu quả thoát nước).

Hiện nay, 5 điểm đã giảm thiểu thời gian và chiều sâu úng ngập khoảng 50% so với các năm trước; Thụy Khuê, Minh Khai, Hoa Bằng, Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp (do thực hiện cái tạo hệ thống thoát nước và hoàn thành một số dự án cải thiện được tình hình thoát nước). Riêng 1 điểm úng ngập tại phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, qua theo dõi các trận mưa năm 2021 cho thấy sau khi đưa công trình bể điều tiết Nguyễn Khuyến vào vận hành đã phát huy được hiệu quả, mức độ ủng ngập và thời gian úng ngập đã giảm đáng kể (khoảng 70%) so với năm 2020.

5 điểm chưa cải thiện nhiều về tình trạng úng ngập: Phan Bội Châu Thường Kiệt Ngã năm Đường Thành Lý Bát Đàn - Phùng Hưng; Cao Bá Quát, Nguyễn Chính; đường gom Đại lộ Thăng Long: Do bất lợi địa hình, xa nguồn xả.

Như vậy, tính đến hết năm 2021 đã giải quyết 5/16 điểm úng ngập trên các tuyến phố chính, các điểm còn lại (11 điểm) cũng đã có giải pháp thực hiện dần theo các dự ấn đã và đang xin chủ trương triển khai thực hiện. Các điểm ngập nhỏ lẻ khác, thời gian rút nước nhanh cũng đã bố trí ứng trực, giảm thiểu thời gian và chiều sâu úng ngập.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước TP nhiều khu vực nhất là tại các ngõ ngách địa bàn 12 quận nội thành hệ thống thoát nước đã đầu tư từ lâu đã xuống cấp; các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ nhiều khu vực đô thị hóa nhưng chưa có hệ thống thoát nước đô thị, cần lập danh mục đầu tư, nâng cấp, thiết kế bổ sung hệ thống thoát nước đô thị (điển hình như tuyển Đại lộ Thăng Long, tại các hầm chui dân sinh).

Mưa lớn kỷ lục, không theo quy luật

Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, cùng với đó là những trận mưa lớn không theo quy luật và vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước, việc ngập nước tại các khu vực trũng thấp là không thể tránh khỏi. Để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ngập nước các đơn vị duy trì thoát nước đã có nhiều cố gắng, bố trí đảm bảo 100% nhân lực phục vụ thoát nước mùa mưa bão;Tổ chức ứng trực thực hiện tua vớt rác, mở ga tăng cường thu nước vào hệ thống; Sử dụng tổ bơm di động, hệ thống phản lực tạo áp tăng cường thoát nước; mở cửa file trữ nước hồ điều hòa; Vận hành bom 100% để rút ngắn thời gian và mức độ úng ngập trên địa bàn TP.

Khu vực phố Tràng Tiền
Khu vực phố Tràng Tiền bị ngập sâu trong trận mưa ngày 13/6

Điển hình như một số trận mưa vừa qua: Trận mưa ngày 29/5 và ngày 13/6, do lượng mưa quá lớn trên diện rộng vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước (hệ thống cống: 70mm/h).

Lượng mưa phổ biến trên 100mm, riêng địa bàn quận Tây Hồ trên 160mm, Cầu Giấy lượng mưa trên 180mm nên nhiều khu vực địa bàn Thành phố bị ngập sâu từ 20 - 40cm, có vị trí đến trên 50cm.

Các đơn vị duy trì thoát nước đã huy động toàn bộ nhân lực, thiết bị ứng trực mở ga, bơm tiêu thoát nước và hướng dẫn phân luồng giao thông theo đúng các kế hoạch, phương án đảm bảo thoát nước. Khoảng 30 phút sau mưa nhiều điểm ngập đã rút hết nước, một số điểm ngập sâu đã giảm còn khoảng 10 - 20cm, giao thông đi lại bình thường.

Giải pháp khắc phục úng ngập

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Hoàng Thị Mai Hương, Phó trưởng phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng cho biết, với tình trạng ngập úng như hiện nay, thực hiện chức năng là cơ quan chuyên môn, Sở đưa ra các nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài.

Theo đó, Sở Xây dựng đã tổ chức xây dựng và ban hành Kế hoạch số 58/KH-SXD(HT) ngày 7/5/2022 về đảm bảo thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa năm 2022; Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thoát nước xây dựng kế hoạch đảm bảo thoát nước và tổ chức kiểm tra, quán triệt việc thực hiện với một số nội dung chính như:

Duy trì, khai thác tối đa hệ thống thoát nước hiện trạng như các hồ điều hòa, hệ thống kênh, mương, sông, cống..., và các trạm bơm thoát nước; Lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin; tổ chức ứng trực 24/24h, sử dụng thiết bị bơm hút di động để giảm thiểu ủng ngập cục bộ; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành các trạm bơm tiêu nông nghiệp phục vụ thoát nước đô thị như: Yên Nghĩa, Khê Tang, Ngoại Độ, Vân Đình... đảm bảo thoát nước cho sông Nhuệ: Đẩy nhanh tiêu độ hoàn thành các dự án đang triển khai đưa vào phục vụ thoát nước đô thị.

Cùng với đó, ngành chức năng rà soát thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa, khắc phục sự cố hệ thống thoát nước trên địa bàn.

Ngoài ra, để tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia giao thông trong trường hợp mưa lớn gây ngập, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xây dựng phần mềm HSDC Maps (cho hệ điều hành IOS và Android) - cảnh báo ủng ngập và gợi ý chi đường trên điện thoại thông minh để chia sẻ tình hình ủng ngập trên địa bàn để người dân có phương án di chuyển phù hợp.

Về lâu dài, bà Hương cũng cho rằng, lời giải cho bài toán “ngập nước” ở Hà Nội vẫn là theo quy hoạch.

7 dự án công trình tiêu thoát nước giai đoạn 2021 - 2025: (1) Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ; (2) Dự án ĐTXD trạm bơm Yên Nghĩa và hệ thống kênh dẫn- kênh xả đồng bộ giải quyết thoát nước cho lưu vực Hữu sông Nhuệ; (3) Dự án ĐTXD hệ thống thoát nước mưa khu vực Hữu sông Nhuệ; (4) Xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm Liên Mạc (5) Dự án xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh (6) Dự án xây dựng trạm bơm Cự Khối lưu vực Long Biên; (7) Dự án cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Cụ thể, theo Quy hoạch thoát nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QD-TTg, Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND TP; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thời giai đoạn 2021 - 2025 của UBND TP, cần tập trung nguồn lực triển khai sớm các dự án công trình tiêu thoát nước; Tiếp tục đề xuất triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy hoạch.

UBND TP chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan rà soát các quy hoạch chuyên ngành đảm bảo thoát nước bền vững tích hợp vào điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Trong thời gian tới, việc triển khai đồng bộ các giải pháp như đã nêu sẽ giải quyết được tình hình úng ngập cục bộ và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm