Tag

Nỗi khổ của người lao động ngay trong lòng các chuỗi cung ứng siêu thị

Xã hội 25/06/2018 10:54
aa
TTTĐ - Oxfam công bố báo cáo “Đã chín muồi để thay đổi” (Ripe for Change) cho thấy hàng triệu người lao động trong các chuỗi thực phẩm bán tại các siêu thị lớn (các tập đoàn bán lẻ) trên toàn cầu đang bị mắc kẹt trong đói nghèo và phải đối mặt với những điều kiện làm việc khắc nghiệt, dù ngành thực phẩm là ngành có lợi nhuận lên đến hàng tỷ đô-la.

Nỗi khổ của người lao động ngay trong lòng các chuỗi cung ứng siêu thị

Báo cáo này đánh giá các chính sách và hoạt động thực tế của một số tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại châu Âu và Mỹ. Tất cả các tiêu chí về đối xử với công nhân và nông dân sản xuất trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn này đều bị chấm điểm rất thấp.


Nỗi khổ của người lao động ngay trong lòng các chuỗi cung ứng siêu thị

Ảnh minh họa

Báo cáo chỉ ra rằng: Các tập đoàn bán lẻ nắm giữ phần lớn số tiền mà người tiêu dùng chi trả để mua hàng; trong khi con số này ngày càng tăng (có thể lên đến 50% trong một số trường hợp), phần chia sẻ lợi ích cho công nhân và nông dân lại giảm (một số trường hợp còn dưới 5%). Nông dân và công nhân làm việc trong chuỗi cung ứng 12 sản phẩm thông dụng bán tại siêu thị đang phải vật lộn để sống qua ngày. Đối với một số sản phẩm, như trà Ấn Độ và đỗ xanh Kenya, thu nhập trung bình của người nông dân sản xuất nhỏ hoặc công nhân chỉ giúp chi trả một nửa mức sống cơ bản. Chênh lệch giữa thu nhập đủ sống và thu nhập thực tế còn lớn hơn ở những công việc phụ nữ chiếm phần lớn lực lượng lao động.

Năm 2016, trong khi nhiều công nhân và nông dân sản xuất nhỏ sống trong đói nghèo thì tám chuỗi siêu thị lớn nhất theo mô hình cổ phần đại chúng lại đạt mức doanh thu bán hàng lên đến gần 1 nghìn tỷ đô la, lợi nhuận là 22 tỷ, và các cổ đông chia nhau 15 tỷ cổ tức. Chỉ cần 10% giá trị cổ tức của 3 siêu thị lớn nhất tại Mỹ trong năm 2016 là đủ để kéo thu nhập của 600.000 công nhân chế biến tôm tại Thái Lan lên mức đủ sống.

Khảo sát công nhân và nông dân sản xuất nhỏ tại năm quốc gia cho biết đa số người lao động phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình. Tại các trang trại nho ở Nam Phi, 90% công nhân nữ được khảo sát cho biết họ không đủ ăn trong tháng trước đó, còn tại các nông trại hoa quả và rau củ ở Ý, 75% công nhân nữ cho biết chính mình hoặc một thành viên gia đình đã không được ăn đủ bữa trong tháng trước vì không có đủ tiền.


Nỗi khổ của người lao động ngay trong lòng các chuỗi cung ứng siêu thị

Ảnh minh họa

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc Điều hành Oxfam Quốc tế, chia sẻ: “Chúng tôi lắng nghe câu chuyện của những người nông dân phải hít thuốc trừ sâu độc hại trên cánh đồng và những lao động nữ buộc phải làm xét nghiệm thử thai để được làm việc tại các nhà máy chế biến thủy sản. Những bất công như thế không nên có mặt trên các kệ hàng, đặc biệt là khi ngành thực phẩm thu về hàng tỷ đô la với những đãi ngộ hào phóng cho cổ đông và những nhóm siêu giàu”.

Báo cáo cũng đánh giá chính sách chuỗi giá trị và thực hành trên dữ liệu công khai của những tập đoàn bán lẻ lớn và ăn nên làm ra nhất tại Anh, Đức, Hà Lan và Mỹ. Tất cả 16 tập đoàn bán lẻ đều bị chấm điểm rất thấp về những vấn đề liên quan đến công khai minh bạch trong chuỗi cung ứng, về đối xử với công nhân, nông dân sản xuất nhỏ và phụ nữ. Ví dụ, tất cả các nhà bán lẻ đều bị chấm điểm 0 về hỗ trợ nhà cung ứng trong việc đảm bảo trả lương thỏa đáng; chỉ có 4 nhà bán lẻ có điểm trên 0 về trao quyền cho phụ nữ trong chuỗi cung ứng, bằng các cách khác nhau như khích lệ các nhà cung ứng giải quyết bất bình đẳng giới.

Oxfam và Liên minh Thủy sản bền vững cũng tìm hiểu cụ thể về các điều kiện làm việc tại một số nhà máy chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất tại Thái Lan và Indonesia. Họ là các đơn vị cung cấp cho những siêu thị lớn nhất tại châu Âu và Mỹ như Ahold Delhaize, Aldi North and South, Lidl và Whole Foods. Công nhân miêu tả các điều kiện làm việc không an toàn, mức lương đói kém, chính sách kiểm soát thời gian đi vệ sinh và uống nước ngặt nghèo và bị bạo hành bằng lời nói. Tại Thái Lan, hơn 90% công nhân chế biến hải sản được khảo sát cho biết họ không đủ ăn trong tháng trước. Khoảng 80% công nhân trong các nhà máy này là phụ nữ.

Oxfam đang phát động một chiến dịch mới kêu gọi các tập đoàn bán lẻ, siêu thị và các chính phủ chấm dứt các điều kiện làm việc không nhân văn, tăng cường công khai minh bạch về nguồn gốc thực phẩm, giải quyết nạn phân biệt đối xử với phụ nữ và đảm bảo công nhân và nông dân sản xuất thực phẩm được hưởng nhiều hơn từ số tiền mà người tiêu dùng chi trả.

Bà Byanyima cho biết: “Khu vực kinh tế tư nhân có khả năng đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói. Nhưng điều mà ngành thực phẩm, cũng giống như rất nhiều các ngành khác, đang đãi ngộ là sự giàu có, mà không phải sức lao động của phụ nữ. Các tập đoàn bán lẻ đủ sức trả lương công bằng hơn cho người lao động trực tiếp sản xuất ra thực phẩm mà không phải tạo thêm cho người tiêu dùng bất kỳ một gánh nặng nào. Nhiều khi chỉ cần bớt lại 1-2% giá bán– nghĩa là một vài xu trên sản phẩm- cũng là đủ đổi đời cho những người sản xuất ra thực phẩm bày bán trên các kệ siêu thị."

Đơn vị tư vấn Đánh giá Tác động Xã hội phục vụ cho Thông tin của Người dân (tên viết tắt là BASIC) được Oxfam lựa chọn để tiến hành 12 nghiên cứu chuyên sâu đối với sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia đang phát triển, được bày bán phổ biến tại các siêu thị trên toàn cầu, gồm: cà phê, trà, ca cao, nước cam, chuối, nho, đậu xanh, cà chua, bơ, gạo, tôm đông lạnh và cá ngừ đóng hộp. Đọc báo cáo Đã chín muồi đề thay đổi: Chấm dứt nỗi thống khổ của con người ngay trong chuỗi cung ứng siêu thị (Ripe for Change: Ending Human Suffering in Supermarket Supply Chains) của Oxfam để tìm hiểu thêm về các phát hiện đầy đủ,

Dựa trên một giỏ hàng gồm 12 mặt hàng thực phẩm phổ biển trên thế giới, tỷ lệ trung bình thu về từ giá cuối cùng bán cho người tiêu dùng của các tập đoàn bán lẻ ở Anh, Đức, Hà Lan, Indonesia, Nam Phi, Mỹ và Thái Lan tăng từ 43,5% (giai đoạn 1996/8) lên 48,3% (năm 2015), trong khi phần người nông dân sản xuất nhỏ và công nhân được hưởng giảm từ 8,8% xuống 6,5%, cùng kỳ. Đối với một số sản phẩm, các tập đoàn bán lẻ hưởng tới gần 50%, trong khi phần cho công nhân hoặc nông dân quy mô nhỏ là chưa tới 5%.

Năm 2017, Oxfam và các đối tác đã sử dụng phương pháp Đánh giá mức độ Tiếp cận An ninh Lương thực Hộ gia đình (HFIAS) để tiến hành khảo sát 459 nông dân sản xuất nhỏ và công nhân làm việc trong các chuỗi cung ứng siêu thị tại 5 quốc gia - Nam Phi, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Ý.

Minh Quang

Tin liên quan

Đọc thêm

Kịp thời cứu vớt cô gái trẻ nhảy cầu Vĩnh Tuy xuống sông Hồng Muôn mặt cuộc sống

Kịp thời cứu vớt cô gái trẻ nhảy cầu Vĩnh Tuy xuống sông Hồng

TTTĐ - Nhận được tin báo một cô gái trẻ đang chới với dưới lòng sông Hồng, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Hà Nội đã nhanh chóng phối hợp, tiếp cận đưa nạn nhân vào bờ an toàn.
Bảo đảm an ninh, an toàn dịp Quốc khánh 2/9 Xã hội

Bảo đảm an ninh, an toàn dịp Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Các đơn vị hưởng ứng phong trào thi đua tuyên truyền, vận động giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm an ninh an toàn 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Cán bộ phường trung tâm lắng nghe dân để phục vụ tốt Xã hội

Cán bộ phường trung tâm lắng nghe dân để phục vụ tốt

TTTĐ - Theo đánh giá, phường Sài Gòn không gặp nhiều vấn đề trong thời gian đầu vận hành chính quyền 2 cấp. Đồng thời, lãnh đạo phường vẫn sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp để tiếp tục cải thiện chất lượng phục vụ.
Huế: Người đàn ông đi câu cá bị điện giật nguy kịch Xã hội

Huế: Người đàn ông đi câu cá bị điện giật nguy kịch

TTTĐ - Một người đàn ông ở TP Huế trong lúc đi câu cá bị điện giật gây bỏng nặng, sau đó nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.
Nghệ An: Đã tìm thấy 2 chị em trú tại xã Xuân Lâm bị mất tích Muôn mặt cuộc sống

Nghệ An: Đã tìm thấy 2 chị em trú tại xã Xuân Lâm bị mất tích

TTTĐ - Sáng 7/7, cơ quan chức năng xã tỉnh Nghệ An cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 cháu bé mất tích khi ra Hà Nội tìm việc làm thêm.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô về miền đất thiêng Quảng Trị Xã hội

Báo Tuổi trẻ Thủ đô về miền đất thiêng Quảng Trị

TTTĐ - Tháng Bảy về như một lời nhắc nhở thiêng liêng, đoàn công tác Báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục hành trình "về nguồn", tìm về với miền đất thiêng Quảng Trị - nơi cất giữ những dấu ấn hào hùng và bi tráng của dân tộc.
Thời tiết 7/7: Nhiều khu vực nắng nóng cục bộ Môi trường

Thời tiết 7/7: Nhiều khu vực nắng nóng cục bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/7, thời tiết các khu vực trên cả nước tiếp tục duy trì trạng thái nắng nóng cục bộ, mưa rào và dông xuất hiện rải rác vào chiều tối và đêm.
Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ Xã hội

Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ

TTTĐ - Trận mưa giông kéo dài ít phút nhưng hàng trăm mét Tỉnh lộ 607B qua phường Điện Bàn Đông, phường Hội An Tây (TP Đà Nẵng) đã bị ngập úng cục bộ.
Mặt trận Tổ quốc xã Hồng Vân chung tay chỉnh trang trụ sở Xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Hồng Vân chung tay chỉnh trang trụ sở

TTTĐ - Trong 2 ngày cuối tuần, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hồng Vân (thành phố Hà Nội) chung tay chỉnh trang trụ sở làm việc, sẵn sàng tâm thế phục vụ Nhân dân.
Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng Môi trường

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng

TTTĐ - Chiều 6/7, tại Bến Đò Cổ ven sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), điểm dạo bộ thu hút đông đảo người dân, du khách đã được tổ chức dọn vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường.
Xem thêm