Nửa số ca mắc mới Covid-19 không có triệu chứng
Ít nhất 50% ca nhiễm Covid-19 mới tại đảo quốc sư tử không có triệu chứng (Ảnh: Wisnu Haryo Yudhanto)
Bài liên quan
Việt Nam xếp hạng cao nhất thế giới trong chống dịch Covid-19
Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến
Xếp hàng để hỏa táng thi thể người thân vì Covid-19
Singapore: Các đại sứ tiếp tục nhiệm vụ giãn cách xã hội an toàn
Tuy không công bố số ca nhiễm không có triệu chứng nhưng chỉ riêng hai tuần qua, Singapore đã có thêm 6.294 ca mắc Covid-19. Phần lớn trong số đó là lao động nhập cư.
Theo ông Lawrence, các ca nhiễm không có triệu chứng ít có cơ hội lây lan virus SARS-CoV-2 bởi người bệnh không ho hay hắt hơi. Tuy nhiên, trên thực tế Singapore đã ghi nhận những ca lây nhiễm từ người bệnh không có triệu chứng, đặc biệt giữa các bệnh nhân sống trong không gian khép kín.
Chính phủ Singapore đang thúc đẩy kế hoạch nới lỏng dần các biện pháp hạn chế, trong đó vẫn yêu cầu nhiều người tiếp tục làm việc ở nhà và chỉ giao tiếp với người thân trong gia đình. Hồi tuần trước, Singapore đã mở cửa trở lại trường học và một số hoạt động kinh doanh sau gần hai tháng áp đặt lệnh phong tỏa.
Singapore là nước có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất ở Châu Á với hơn 38.000 trường hợp do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại các khu nhà ở cho người lao động nhập cư.
Singapore đã mở cửa trở lại trường học (Ảnh: Xinhua) |
Trong tuần qua, khi cả thế giới hướng sự chú ý đến những cuộc biểu tình vì cái chết của công dân da màu George Floyd, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp.
Tính đến nay, thế giới ghi nhận hơn 7 triệu ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó ít nhất 400.000 ca tử vong.
Ngày 30/5, thế giới có số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất từ trước tới nay: 134.064 trường hợp. Những điểm nóng mới của đại dịch là các quốc gia ở Mỹ - Latin, Châu Phi, Châu Á và Trung Đông.
Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới, dù xu thế dịch bệnh đang có chiều hướng giảm dần. Tính tới sáng 8/6 theo giờ Việt Nam, số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này đã vượt quá 2 triệu người
Những điểm nóng như Brazil cũng đang gồng mình chống đại dịch. Tại quốc gia lớn nhất khu vực Mỹ - Latin, 37.312 người tử vong vì dịch bệnh (cao thứ 3 thế giới) trong 710.887 ca nhiễm (cao thứ 2 thế giới), chỉ sau Mỹ.
Trong khi đó, số ca tử vong tại Chile cũng tăng lên mức 2.264 trong tổng số 138.846 người nhiễm bệnh sau khi có sự điều chỉnh tăng số liệu vì nhầm lẫn trong thống kê dịch từ tháng 3 và 4.
Với hơn 45.000 ca nhiễm, Nam Phi hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch tại Châu Phi. Con số vẫn đang tiếp tục tăng lên bất chấp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ đầu tháng 3. Lệnh phong tỏa dự tính sẽ được gỡ bỏ trong tháng này, dù số ca nhiễm vẫn chưa dừng lại.
Ngày 8/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, khẳng định dịch bệnh đang diễn biến xấu đi trên toàn cầu và vẫn chưa đạt đỉnh tại Trung Mỹ.
"Đại dịch đã trải qua hơn 6 tháng, hiện không phải thời điểm để bất kỳ nước nào lơ là trong cuộc chiến chống Covid-19", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan cho biết, số ca mắc bệnh tại các quốc gia Trung Mỹ vẫn đang trên đà gia tăng. Theo ông, đây là thời điểm đáng quan ngại, đồng thời kêu gọi Chính phủ các nước lãnh đạo một cách vững vàng cũng như quốc tế hỗ trợ cho khu vực.
Ông Ryan cũng chia sẻ rằng, giờ đây cần tập trung vào việc ngăn chặn một đợt đỉnh dịch Covid-19 thứ hai.
Tiến sĩ Maria van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của Chương trình y tế khẩn cấp cho hay, Nam Mỹ cần có cách tiếp cận toàn diện. Bà khẳng định cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa kết thúc.