Tag

"Ở hai đầu nỗi nhớ" với "Quán thanh xuân" tháng 9

Văn hóa 13/09/2019 16:51
aa
TTTĐ- Với chủ đề "Ở hai đầu nỗi nhớ", chương trình "Quán thanh xuân" tháng 9 cùng hồi tưởng thời tuổi trẻ của những người gắn liền với giai đoạn tập kết 1954. Đó có thể là câu chuyện của những người lên đường ra Bắc từ những chuyến tàu đầu tiên; là câu chuyện tình yêu của những đôi lứa; sự thích nghi, gắn bó của những gia đình miền Nam trên đất Bắc, hay bao thương nhớ khôn nguôi của những người con miền Nam sau 1975 rời xa mảnh đất mình sống hơn 20 năm…

"Quán thanh xuân" tháng 9 với chủ đề "Ở hai đầu nỗi nhớ"

Bài liên quan

Phạm Văn Thoại là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà chung "Vietnam’s Next Top Model 2019"

Kaity Nguyễn, Trang Hý, Trịnh Thảo và Soho vui trung thu cùng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

Tường Linh chính thức đăng ký thi "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019"

"Sếp" Lưu Nga trở lại ghế "nóng" ở "Cơ hội cho ai"

Đôi bờ Hiền Lương đã chia đôi hai miền đất nước, hàng trăm ngàn người con của miền Nam đã từ biệt người thân, lên những chuyến tàu để tập kết ra Bắc học tập và làm việc với niềm tin 2 năm sau được đoàn tụ. Vậy mà lời hẹn 2 năm đã trở thành hơn 20 năm. Cả một thế hệ đã có một khoảng trời ký ức về những ngày tập kết ra Bắc - hào hùng, thân thương. Khán giả của "Quán thanh xuân" tháng 9 sẽ được nghe những câu chuyện ký ức đó qua chia sẻ của các vị khách mời và những bản tình ca ẩn chứa nhiều khát vọng.

Năm 1954, chia tay người vợ trẻ, nhạc sĩ Hoàng Việt lên tàu từ đất mũi Cà Mau tập kết ra Bắc. Vô vàn lời yêu thương muốn nói mà không thể nói qua ngàn trùng cách trở... chẳng còn cách nào khác là gửi cả vào lời ca: "Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta/ Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba/ Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra"...

"Tình ca" đã ra đời như thế trong một đêm thức trắng ngập tràn nỗi nhớ và hy vọng vào ngày mai. Tha thiết, kịch tính và lạc quan, Tình ca trong mấy thập niên qua vẫn được coi là một trong những bài hát hay nhất về tình yêu. Câu chuyện tình yêu và nỗi nhớ của một cá nhân nhưng cũng chính là tâm thức của cả một thế hệ lúc bấy giờ. Trong chương trình "Quán thanh xuân tháng 9", những câu chuyện tình yêu như thế sẽ được các vị khách mời kể lại cho khán giả.

Con gái nhạc sĩ Thanh Tùng sẽ kể về ký ức của cha mẹ mình những ngày xa cách nhưng vẫn cháy lửa tình yêu. Người vợ hiền chính là hậu phương cho nhạc sĩ yên tâm học tập tại Bình Nhưỡng. Hay là câu chuyện về đám cưới cạnh gian hòm áo quan nhưng vui không kể xiết của cặp đôi nghệ sĩ Phi Điểu - Phan Nhân.

MC Diễm Quỳnh- Anh Tuấn tiếp tục đảm nhiệm vai trò dẫn dắt chương trình
MC Diễm Quỳnh- Anh Tuấn tiếp tục đảm nhiệm vai trò dẫn dắt chương trình

Những câu chuyện tình yêu ở hai đầu nỗi nhớ có rất nhiều cung bậc. Khán giả của "Quán thanh xuân" sẽ có hình dung rõ nét hơn khi được xem trích đoạn phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, trích đoạn phim tài liệu "Tập kết 1954 - Những câu chuyện bây giờ mới kể". Những người miền Nam tập kết ra Bắc mang theo nỗi nhớ gia đình.

Có người vừa mới cưới vợ được vài ngày, người được vài tháng, cũng có người chưa kịp cưới đã vội xuống tàu với lời hẹn 2 năm sẽ trở về. 20 năm trôi qua, có biết bao thử thách mà những người phụ nữ ở lại phải đối mặt. Có những phụ nữ khi chồng tập kết, một mình nuôi 6 người con nên người và giữ một niềm tin son sắt về nhau, nuôi trong lòng "Bài ca hy vọng" (Văn Ký). Khoảng cách về địa lý càng thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương, không hiếm cặp vợ chồng chờ nhau 20 năm và đoàn tụ viên mãn.

Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng
Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng

Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này. 32.000 em đã được đưa ra, thành lập 28 trường từ nhi đồng đến cấp 1, 2, 3.

Có những em xuống tàu đi tập kết chỉ mới 6, 7 tuổi. Nhớ lại hồi ấy có một bài hát rất dễ thương mà các em thường hát: “Ngày con mới ra miền Bắc, con còn bé xíu xiu như là cái hạt tiêu...”. Đó là một thế hệ học sinh đầy bản sắc. Điểm chung nhất ở họ là khả năng sống tự lực, nỗi nhớ mẹ cha đến quay quắt và cái tính rất dễ tủi thân. Có lẽ vì vậy mà học sinh miền Nam đặc biệt yêu thương nhau, rất chung thủy trong tình cảm bạn bè, chia ngọt sẻ bùi với nhau mỗi khi có thể.

Được những người xa lạ, là thầy cô giáo và cô chú cấp dưỡng, tuy không phải là mẹ cha nhưng chăm sóc, yêu thương mình với sự tận tâm nên học sinh miền Nam tự sâu trong lòng đã cảm nhận được tình nghĩa và biết sống có tình nghĩa.

Ông Lê Ngọc Lập - một trong những thầy giáo đón học sinh miền Nam tập kết ở Thanh Hoá vẫn giữ nguyên từng kỷ vật về những năm tháng tập kết: cuốn sổ ghi đầu bài đầy đủ tên học sinh, những bài kiểm tra, những lá thư tay... Tiêu chí dạy học khi ấy là vừa dạy kiến thức vừa dạy thành người. Thầy trò quấn quít như trong một gia đình.

Ông Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, khi đi tập kết mới có 10 tuổi, má thức suốt đêm may cho bộ áo dài tay đầu tiên trong đời vì nghe nói ngoài Bắc lạnh lắm. Bộ quần áo đó ông vẫn giữ suốt 8 năm học tại trường miền Nam. Không chỉ có mùa đông xứ Bắc lạ lẫm với người phương Nam mà ngay cả giọng nói của dân địa phương cũng là một thử thách, ban đầu ông không thể hiểu được tiếng… Nghệ An.

Vừa đi học vừa đi gặt lúa, vì sợ đỉa nên Mai Liêm Trực xung phong nhận gánh lúa từ trên bờ về nhà, nhưng vẫn bị đỉa cắn… Còn PGS - TS Phan Tuý - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược, Trưởng Ban liên lạc Học sinh miền Nam tại Hà Nội & các tỉnh phía Bắc thì kể: Đêm cuối cùng trước khi chia tay, 4 anh em và mẹ ngủ chung trên chiếc giường. Trong niềm háo hức lên đường còn có cả hy vọng sẽ được gặp bố đang chiến đấu ở miền Bắc.

Những thử thách đầu tiên ở nơi lạ đất lạ nước là những cơn sốt rét, những căn bệnh ngoài da… Chị Bạch Dương, con gái nhạc sĩ Thanh Tùng kể câu chuyện về "cậu bé" Thanh Tùng và bạn bè ngày ấy tranh thủ giấu thức ăn đi để ăn sau khi đi học nhưng lần nào cũng bị bạn bè phát hiện và ăn mất.

Học trò thời nào cũng nghịch ngợm, nhưng trong lòng mỗi đứa trẻ học sinh miền Nam ngày ấy là nỗi nhớ nhà. Ngày ấy, học sinh có câu cửa miệng "ngày Bắc đêm Nam" chỉ việc ban ngày vẫn học tập, vui chơi, sinh hoạt bình thường, nhưng đêm về, nhiều em khóc ướt gối vì nhớ ba mẹ, thương quê hương, xóm làng bị giặc giày xéo.

PGS Phan Tuý nhớ lại hình ảnh ngày nào lũ trẻ cũng chạy lên đường đê, xem có người nhà mình đi qua không, xem có gặp được bố không. Còn TS Mai Liêm Trực thì rất nhớ hình ảnh khi nghe tin không về miền Nam được sau 2 năm, những đứa trẻ ôm cột nhà mà khóc. Riêng ông, thấy nhà người ta ăn cơm xưng "mẹ con" mà bát cơm chan nước mắt...

Điều sưởi ấm tâm hồn của những người con miền Nam xa nhà chính là tình cảm của người miền Bắc. Không có đồng bào miền Bắc đùm bọc, hy sinh, tận tình nuôi dưỡng, sẽ không có những thế hệ học sinh miền Nam thành tài ngày nay. Về điều này, nhà báo Thế Thanh sẽ kể về những cái Tết xa nhà được những người miền Bắc đùm bọc, thương yêu, sẻ chia như những người con trong gia đình...

"Thời gian đã lùi xa, chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng, trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục đào tạo cách mạng. Sự thành công của trường học này trong việc đào tạo lớp người vừa hồng vừa chuyên gắn bó với vận mệnh của đất nước là thành tựu to lớn, khẳng định tính ưu việt của nền giáo dục. Các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là biểu hiện đẹp đẽ của tình cảm Bắc - Nam ruột thịt", nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định.

Sau 1975, có những người con quay trở lại miền Nam xây dựng quê hương, nhưng trong lòng họ, nỗi nhớ miền Bắc không nguôi, “cứ đến đợt gió mùa là lại nhớ miền Bắc - Nhớ những món ăn, người bạn miền Bắc”. Nhạc sĩ, NSƯT Lương Nguyên kể về ngày những người đồng nghiệp ở Đài Tiếng nói Việt Nam chia tay để vào lại Nam.

Vợ chồng NSƯT Phi Điểu vào Nam rồi vẫn nhớ miền Bắc. Chuyến đi cuối đời của nhạc sĩ Phan Nhân là đi cùng với những người bạn tập kết. Những kí ức không thể nào quên ấy đã khiến nhà báo Thế Thanh và những người liên quan đến tập kết đã làm thành bộ phim "Tập kết 1954 - Những câu chuyện bây giờ mới kể". Nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn luôn muốn được ăn những món ăn Bắc, những ca khúc vẫn là hình bóng Hà Nội in đậm trong tim… Có những người quyết định ở lại hẳn đất Bắc, như ông Mai Liêm Trực, gia đình GS Đặng Hữu...

"Quán thanh xuân" tháng 9 -"Ở hai đầu nỗi nhớ" với thông điệp: Tận cùng nỗi nhớ đó là tình người, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào vẫn còn mãi, trở thành những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức mỗi người.

Ekip thực hiện chương trình:

MC: Diễm Quỳnh - Anh Tuấn

Khách mời: Ông Mai Liêm Trực - Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông; PGS - TS Phan Tuý - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Dược, Trưởng Ban liên lạc Học sinh miền Nam tại Hà Nội & các tỉnh phía Bắc; Nhạc sĩ, NSƯT Lương Nguyên; NSƯT Phi Điểu; Nhà báo Thế Thanh; Bạch Dương - Con gái Nhạc sĩ Thanh Tùng (học sinh tập kết)...

Ca khúc: "Ở hai đầu nỗi nhớ" (Phan Huỳnh Điểu, thơ Trần Hoài Thu), "Tình ca" (Hoàng Việt), "Bài ca hy vọng" (Văn Ký), "Lối cũ ta về" (Thanh Tùng), "Chú ếch con" (Phan Nhân).

Ca sĩ: Vũ Thắng Lợi, Khánh Linh, Đinh Mạnh Ninh, Phương Thanh Sao Mai, Tốp ca thiếu nhi Trung tâm Thể thao Văn hoá Ba Đình.

"Quán thanh xuân" tháng 9, THTT lúc 20h40 chủ nhật, ngày 15/9/2019 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm