Olympic Tokyo 2020 hấp dẫn về thể thao chứ không phải giới tính
Olympic Tokyo 2020: Cô bé 13 tuổi vô địch bộ môn trượt ván Quốc kỳ Việt Nam tung bay ở Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 Việt Nam đã có được bản quyền truyền hình Olympic Tokyo 2020 |
Giám đốc điều hành điều hành cơ quan phát thanh truyền hình của Olympic Tokyo 2020, Yiannis Exarchos cho biết: “Bạn sẽ không thấy một số hình ảnh với các chi tiết và hình quay cận cảnh các bộ phận cơ thể của vận động viên”.
Điều đó có thể khó khăn với công nghệ hiện đại khi ghi hình các môn thể thao, chẳng hạn như bóng chuyền bãi biển, thể dục dụng cụ, bơi lội và điền kinh. Đây là những bộ môn mà phần trang phục của các vận động viên đòi hỏi phải mỏng, ôm sát cơ thể và đôi khi hơi thiếu vải.
Trước đó, các vận động viên của đội tuyển thể dục dụng cụ nữ của Đức cũng đã lên tiếng thể hiện mong muốn thi đấu trong trang phục che kín, chứ không phải là bikini như trước.
Hay một cuộc phản đối mạnh mẽ hơn đã xảy ra trong sự kiện thi đấu bóng chuyền bãi biển tại Olympic năm nay. Các vận động viên nữ đến từ Na Uy từ chối thi đấu trong trang phục bikini thay vào đó họ muốn mặc quần đùi bó sát và đã bị xử phạt vì vi phạm các quy tắc về quần áo.
Nữ vận động viên người Đức thi đấu môn thể dục dụng cụ tại Olympic Tokyo 2020 hôm 25/7 (Ảnh: AP) |
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) không quản lý quy định trang phục đối với các môn thể thao cá nhân. Tuy nhiên, ủy ban này điều hành cơ quan phát thanh truyền hình của Olympic Tokyo 2020 và kiểm soát hình ảnh phát sóng từ Tokyo đến các nước trên thế giới.
“Những gì chúng tôi có thể làm là đảm bảo phạm vi phủ sóng không làm nổi bật về trang phục mà các vận động viên đang mặc”, Exarchos nói.
Để đạt được điều này, IOC đã cập nhật “Nguyên tắc chung” để hướng tất cả các môn thể thao tại Olympic đến “bình đẳng giới và công bằng”.
Trong đó bao gồm nội dung “không tập trung một cách không cần thiết vào ngoại hình, quần áo hoặc các bộ phận cơ thể kín đáo” và điều chỉnh hoặc xóa bỏ các hình ảnh về những “sự cố trang phục để tôn trọng các vận động viên”.
Nếu tại Olympic Paris 1900 đánh dấu cột mốc lịch sử với sự xuất hiện của những nữ vận động viên đầu tiên thì sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh tổ chức tại Tokyo năm nay được ví như cuộc cách mạng trong việc thúc đẩy quá trình bình đẳng giới. Theo thống kê, nữ giới chiếm đến 49% trong tổng số 11.090 VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020. Đây chính là bước đệm để Ủy ban Olympic quốc tế hướng đến kỳ Olympic Paris 2024 sẽ xuất hiện bình đẳng giới hoàn toàn, với lượng vận động viên của 2 giới tính cân bằng. Điểm nhấn khác được xuất hiện tại lễ khai mạc diễn ra tối 23/7, mỗi đoàn thể thao có 1 vận động viên nam và 1 vận động viên nữ thay mặt cầm cờ của quốc gia mình. |
Exarchos cho biết, các mục tiêu Olympic không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt những hình ảnh nhạy cảm. Các lịch trình thi đấu của vận động viên nữ cũng được sắp xếp lại nổi bật hơn. Theo đó, các trận chung kết của nữ sẽ được tổ chức sau trận của nam trong bộ môn bóng chuyền và bóng ném.
Naoko Imoto, vận động viên bơi lội đại diện cho Nhật Bản tham gia thi đấu tại Thế vận hội Atlanta 1996 và hiện đang làm việc cho UNICEF cho biết: “Thật sự thiên vị khi đề cập đến giới tính. Nhiều kênh xem các vận động viên nữ (với tư cách) là con gái hoặc vợ, mẹ chứ không thực sự là vận động viên thuần túy. Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 được định vị là một cơ hội để thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội và đón nhận sự đa dạng. Họ mạnh mẽ và xinh đẹp nhưng họ không chỉ là phụ nữ mà còn là những vận động viên”.
Cheryl Cooky, Giáo sư nghiên cứu về phụ nữ tại Đại học Purdue và là đồng tác giả cuốn No Slam Dunk: Gender, Sport and the Uniformness of Social Change (nội dung chia sẻ vấn đề phân biệt giới đặc biệt nổi cộm trong thể thao) chia sẻ: “Các phạm trù ưu tú trong lịch sử và văn hóa thể thao luôn gắn liền với nam giới, họ thống trị, cả về thể chất và cảm xúc. Phụ nữ và sự mềm mại, nữ tính bị đánh giá thấp và cho rằng chẳng đáng kỳ vọng trong thi đấu thể thao. Do đó, có nhiều điểm khác biệt khi người ta nghĩ đến các vận động viên nữ”.